03 dự án không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo pháp luật đầu tư thì các dự án nào không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
03 dự án không phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 thì các dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
(1) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
(2) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020;
(3) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Lưu ý:
- Đối với dự án đầu tư quy định tại các Điều 30, 31 và 32 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư nêu tại điểm (1) và (2) nêu trên, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020.
Quy định thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Theo Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
♣ Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: (Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020).
(i) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
(ii) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
(iii) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm (i) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
♣ Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định nêu trên thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020).
♣ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
>>Xem thêm: Ai có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Những điểm cần chú ý khi giao kết hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là gì? Những điểm nào cần chú ý về hợp đồng uỷ quyền? Lawkey xin chia sẻ với bạn đọc qua bài [...]
Một số điều cần lưu ý về hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là gì? Những điểm nào cần lưu ý về hợp đồng uỷ quyền? Lawkey xin chia sẻ với bạn đọc qua bài [...]