Dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng là gì?
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 02/2013/TT-NHNN
– Thông tư 09/2014/TT-NHNN
1.Mức trích lập dự phòng chung
– Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 (phân loại nợ của tổ chức tín dụng), trừ các khoản sau đây:
a) Tiền gửi;
b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam.
– Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trích lập dự phòng chung phù hợp với mức độ rủi ro.
2.Mức trích lập dự phòng cụ thể
-Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
– R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
– : là tổng số tiền dự phòng cụ thể của từng khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai – Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc thứ i;
Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i;
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
3. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
4. Tài sản bảo đảm để khấu trừ
Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Thời gian xử lý tài sản bảo đảm theo dự kiến không quá 01 (một) năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;
c) Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
d) Tài sản bảo đảm phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
(i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.
(ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên.
– Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị của tài sản bảo đảm với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm.
6. Giá trị của tài sản bảo đảm
Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
b) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc tại thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);
c) Chứng khoán do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành: tính theo mệnh giá.
d) Động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác: Giá trị của tài sản bảo đảm được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc giá trị của tài sản bảo đảm được định giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm thì giá trị tài sản bảo đảm phải coi bằng không;
đ) Tài sản cho thuê tài chính (giá trị tài sản cho thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính trừ đi tiền thuê phải trả): số tiền thuê còn lại theo hợp đồng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể hoặc giá trị định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
7. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm
a) Tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam: 100%;
b) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại điểm i khoản này; tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ: 95%;
c) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành:
– Có thời hạn còn lại dưới 1 năm: 95%;
– Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%;
– Có thời hạn còn lại trên 5 năm: 80%.
d) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;
đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
h) Bất động sản: 50%;
i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%.
>>>Xem thêm Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng là gì?
Thuế đối với xây dựng nhà ở theo quy định pháp luật
Những điều cần biết về quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về những loại thuế, phí đối với việc xây dựng [...]
Các loại cổ phiếu hiện nay là gì?
Cổ phiếu là một hình thức xác nhận phần vốn góp của cổ đông vào công ty. Vậy các loại cổ phiếu hiện nay là gì? Căn [...]