Dự toán ngân sách nhà nước là gì? Căn cứ lập dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách nhà nước là việc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Vậy căn cứ lập dự toán ngân sách là gì?
1.Ngân sách nhà nước là gì?
– Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã).
– Dự toán ngân sách nhà nước được lập định kỳ hàng năm.
– Bản chất của ngân sách Nhà nước
+ Xét về hình thức: Ngân sách Nhà nước là một bản dự toán (kế hoạch) thu và chi do chính phủ lập ra, đệ trình quốc hội phê chuẩn.
+ Xét về thực thể vật chất: Ngân sách Nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định lượng (ngân sách Nhà nước là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước).
+ Xét trong hệ thống tài chính: Ngân sách Nhà nước là một khâu trong hệ thống tài chính quốc gia.
2.Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
– Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.
– Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
– Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
– Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
– Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
– Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
– Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
– Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
>>>Xem thêm Phương pháp quản lý ngân sách nhà nước là gì?
Một số điểm mới của 12 Luật có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2020
Một số điểm mới của 12 Luật có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2020 được thể hiện một cách khái quát nhất trong [...]
Thủ tục thực hiện chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em
Trình tự, thủ tục để gia đình nhận nhận chăm sóc thay thế cho trẻ em thực hiện chấm dứt chăm sóc thay thế cho trẻ em được [...]