Mức phạt khi không thông báo dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định có việc làm mới khi nào ? Mức phạt khi không thông báo dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay.
Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
+ Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
+ Có việc làm
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Hưởng lương hưu hằng tháng;
+ Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng
+ Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;
+ Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tòa án tuyên bố mất tích;
+ Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
+ Chết;
Như vậy, có việc làm là một trong những trường hợp người lao động phải chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp người lao động được xác định là có việc làm
Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
+ Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;
+ Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;
+ Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.
Mức phạt khi không thông báo dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.
Như vậy, trường hợp người lao động không thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi có việc làm, thì theo điểm c khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người lao động sẽ bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 39 Nghị định này còn nêu rõ, người lao động còn buộc phải nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định này.
Trên đây là nội dung bài viết Mức phạt khi không thông báo dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Xem thêm: Quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng từ ngày 01/7/2025
Đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng từ ngày 01/7/2025 quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Hãy cùng LawKey tìm [...]
Trình tự đình công theo đúng quy định của pháp luật
Đình công là một biện pháp mạnh mẽ để người lao động đòi hỏi lợi ích về cho mình. Dưới đây là trình tự đình [...]