Được sử dụng ngày phép năm để nghỉ thêm sau Tết Âm lịch không?
Người lao động có được sử dụng ngày phép năm để nghỉ thêm sau Tết Âm lịch không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch bao nhiêu ngày?
Ngày 03/11/2023, Chính phủ ban hành Công văn 8662/VPCP-KGVX về lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2024. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất về lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo đó, lịch nghỉ Tết 2024 từ ngày 08/02/2024 đến hết ngày 14/02/2024, tức là nghỉ từ thứ Năm tuần trước đến hết thứ Tư tuần sau đó. Nếu xét theo lịch Âm lịch thì lịch nghỉ Tết 2024 là từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 05 tháng Giêng năm Giáp Thìn.
Có thể thấy, lịch nghỉ này hoàn toàn phù hợp với quy định về ngày nghỉ Tết Âm lịch nêu tại điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019:
“Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết, trong đó Tết Âm lịch là 05 ngày.”
Như vậy, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ Tết Âm lịch tổng cộng 07 ngày. Trong đó, có 05 ngày nghỉ theo quy định và 02 ngày nghỉ bù bởi lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 có hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần.
Theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, do ngày Tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp. Do đó, trong 07 ngày nghỉ Tết sẽ có 02 ngày nghỉ bù.
Được sử dụng ngày phép năm để nghỉ thêm sau Tết Âm lịch không?
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ phép năm như sau:
♣ Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
♣ Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
♣ Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
♣ Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
♣ Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động 2019.
♣ Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, để có thể kéo dài thêm kỳ nghỉ Tết, người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ trước hoặc sau thời gian nghỉ Tết Âm lịch của công ty. Tuy nhiên, người lao động cần phải thỏa thuận và được sự đồng ý từ công ty.
Người lao động xin nghỉ thêm ngày Tết không hưởng lương có được không?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
♣ Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
♣ Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài quy định nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, để có thể kéo dài thêm thời gian nghỉ Tết Âm lịch người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử
Đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào để nhanh chóng và chuẩn xác nhất? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Quy định về việc viết hoa khi trình bày văn bản hành chính
Quy định về việc viết hoa khi trình bày văn bản hành chính Viết hoa thế nào cho đúng? Hầu như ai cũng ý thức được tầm [...]