Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không?
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết?
Tóm tắt câu hỏi:
Để ngăn đám cháy lan rộng, A đã phá một phần nhà anh B để ngăn đám lửa, nếu ko phá thì đám lửa đó tiếp tục đốt cháy nhiều nhà khác và gây thiệt hại nhiều hơn. Trong trường hợp này việc phá một phần nhà anh B của anh A có được coi là tình thế cấp thiết không? Anh B có quyền yêu cầu anh A bồi thường thiệt hại không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là gì?
Khoản 1 Điều 171 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết
Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.
Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Xem thêm: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Trong trường hợp này, A vì muốn tránh nguy cơ lửa cháy lan sang nhiều nhà khác, gây thiệt hại đến các căn nhà khác mà không có cách nào khác phải phá một phần nhà B. Việc cháy nhà là sự việc xảy ra trong hoàn cảnh bất khả kháng, ngoài ý muốn của anh A. Tuy nhà anh B đã bị thiệt hại nhưng nếu anh A không phá nhà anh B, ngọn lửa sẽ cháy lan sang các căn nhà khác và sẽ rất nhiều căn nhà bị cháy, thiệt hại chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc nhà anh B bị phá.
Do vậy, pháp luật dân sự việc phá nhà B của anh A trong trường hợp này được coi là tình thế cấp thiết nên anh A không có lỗi và không phải bồi thường thiệt hại cho anh B. Anh B có thể yêu cầu người đã gây ra đám cháy nêu trên phải bồi thường thiệt hại cho mình theo quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
Trên đây là nội dung Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Những vấn đề cần biết khi xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm bao gồm cầm cố, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Vậy khi xác [...]
Kỳ phiếu là gì?
Kỳ phiếu là gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu về kỳ phiếu thông qua bài viết dưới đây. Kỳ phiếu là gì? Theo Điều 5 Thông [...]