Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định của pháp luật
Văn bản công chứng là kết quả hoạt động của công chứng viên. Vậy hiểu thế nào về giá trị pháp lý của văn bản công chứng?
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, cụ thể:
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Lưu ý, đối với các văn bản công chứng có tài sản hình thành trong tương lại, tại thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu chưa phát sinh hiệu lực.
Xem thêm: Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định hiện nay
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định của pháp luật
Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Khi giáo kết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đã tạo ra giá trị ràng buộc cao đảm bảo thực hiện và có giá trị với bên thứ ba.
Việc công chứng các bản hợp đồng, giao dịch đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phòng ngừa rủi ro và tranh chấp, tạo ra sự ổn định của quan hệ giữa các bên trong giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương, là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn giữa các bên mà không giải quyết được dựa trên các thỏa thuận của hợp đồng, giao dịch công chứng; bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động công chứng
Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ không phải chứng minh
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Do công chứng viên đã xác định tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch nên hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực là chứng cư trước tòa án
– Điểm c Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, theo đó, những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp không phải chứng minh. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
Việc quy định hợp đồng, các văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ là một chế định đặc biệt đối với hoạt động công chứng. Với việc quy định như vậy đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chứng viên trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng của mình.
Qua việc công chứng, nếu công chứng viên phát hiện ra các sai phạm cũng như dấu hiệu tội phạm có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, đồng thời việc công chứng các văn bản giấy tờ sẽ được văn phòng công chứng lưu lại một bản trong kho dữ liệu, từ đó các văn bản công chứng trở thành nguồn chứng cứ quan trọng nếu có các tranh chấp xảy ra. Và những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh bởi lẽ khi hoạt động công chứng, công chứng viên đã kiểm tra tính xác thực của các thông tin của văn bản công chứng với bản chính và ghi lời làm chứng, ký tên đóng dấu nhằm khẳng định điều đó.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Khi văn bản công chứng đã được công chứng viên kiểm tra, đối chiếu tính xác thực với bản chính một cách đầy đủ, chính xác; đã ghi lời làm chứng của mình, ký tên, đóng dấu để khẳng định điều đó thì bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu công chứng có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn.
Trên đây là nội dung Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Quy định về trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế
Người nộp thuế được gia hạn nộp thuế trong trường hợp nào? Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế được quy định [...]
Công chứng hợp đồng giao dịch về bất động sản theo pháp luật
Hợp đồng được công chứng là hợp đồng đã được các công chứng viên xác nhận, đảm bảo hơn so với các hợp đồng [...]