Giải đáp một vài vướng mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ hỗ trợ người lao động khi mất việc làm. Bài viết nãy sẽ là giải đáp một vài vướng mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
Vấn đề ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động được phép ủy quyền cho người khác nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể được ủy quyền mà chỉ có những trường hợp thuộc khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP mới được thực hiện:
– Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
– Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
Xem thêm: Mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thủ tục thực hiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định pháp luật
Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng có việc làm thì giải quyết thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong trường hợp người lao động có việc làm thì sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được biết.
Người lao động được xác định là có việc làm trong các trường hợp sau:
– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động;
– Đã giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 03 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Có quyết định tuyển dụng đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày có việc làm trong trường hợp này được xác định là ngày bắt đầu làm việc của người đó ghi trong quyết định tuyển dụng.
Xem thêm: Xử lý trường hợp không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp
Thời gian chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp có được cộng dồn cho lần sau hưởng không?
Người lao động khi có việc làm thì phải báo với Trung tâm dịch vụ việc làm để chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới và bị truy thu lại số tiền chi sai, thì thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo.
Xem thêm: Có được cộng dồn thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng
Đủ tuổi nghỉ hưu có được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Giải đáp một vài vướng mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất năm 2024
Mức đóng BHXH bắt buộc mới nhất năm 2024 là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mức đóng BHXH bắt [...]
Hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc [...]