Giao dịch dân sự của người chưa thành niên liên quan đến bất động sản
Người chưa thành niên có tự mình thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản được không? Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên có hiệu lực theo quy định của pháp luật dân sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi có con trai 16 tuổi. Chúng tôi dự định sẽ cho cháu một số tiền bằng cách mua nhà để cháu đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà và trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, vợ chồng tôi đang băn khoăn cháu vẫn là người chưa thành niên thì có đứng tên trong giao dịch mua nhà được không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Người chưa thành niên
Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định về người chưa thành niên như sau:
– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Xem thêm: Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập có hiệu lực không?
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Điều 136 BLDS quy định về những người là người đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm:
– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo quy định nêu trên.
– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục
đích khác được thực hiện theo quy định của BLDS, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
Xem thêm: Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của pháp luật
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Con của anh/chị 16 tuổi là người chưa thành niên và thuộc trường hợp “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Đối với việc anh/chị cho cháu một số tiền bằng cách mua nhà để cháu đứng tên trong hợp đồng mua bán nhà và trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, đây là giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải đăng ký. Khoản 4 Điều 21 BLDS quy định việc Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải đăng ký phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 BLDS, anh/chị là cha mẹ đối với con 16 tuổi chưa thành niên sẽ là người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp này, con của anh chị 16 tuổi, được anh chị cho tiền và số tiền đó đủ để mua nhà thì cháu có quyền tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng mua bán nhà và có thể đứng tên trong giao dịch mua nhà được. Từ hợp đồng mua bán nhà đã được công chứng, cháu phải tiến hành thủ tục trước bạ và đăng ký cấp Giấy chứng nhận mang tên của cháu theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản của người chưa thành niên Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật
Trách nhiệm đối với kiểm toán nội bộ của bộ máy quản trị tổ chức tín dụng
Không có chỉ bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ máy quản trị của tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm đối với kiểm [...]
Xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã
Xử lý khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]