Giao dịch xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi
Giao dịch xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi có hiệu lực không? Người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch dân sự có hậu quả pháp lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
A và B đi nhậu và sau khi uống, B đã lợi dụng lúc A say rượu để lừa A ký vào hợp đồng ủy quyền mua bán mảnh đất chung của A và vợ A.
Hỏi trong tình huống này, A có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch trên giữa A và B là vô hiệu không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Lưu ý: Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện nêu trên, trừ trường hợp BLDS có quy định khác.
Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
Điều 128 BLDS quy định “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 131 BLDS quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do BLDS, luật khác có liên quan quy định.
Xem thêm: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong một số trường hợp
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Căn cứ Điều 128 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Đối chiếu với các quy định trên, việc B đã lợi dụng lúc A say để yêu cầu A ký hợp đồng ủy quyền là vi phạm điều kiện về mặt nội dung thuộc trường hợp giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Do đó, B có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng ủy quyền đó vô hiệu.
Nghĩa vụ chứng minh A đã ký ủy quyền trong tình trạng say rượu thuộc về gia đình A. Việc chứng minh có thể thực hiện thông qua lời khai của A, qua những người làm chứng đã chứng kiến việc B lợi dụng lúc A say để ký Hợp đồng ủy quyền.
A có quyền gặp B để yêu cầu dừng việc giao dịch bất hợp pháp này lại trước khi B thực hiện việc mua bán mảnh đất. Nếu trong trường hợp B đã bán mảnh đất thì gia đình A có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là nội dung Giao dịch xác lập tại thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập có hiệu lực không?
Thế nào là hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép?
Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân được thực hiện như thế nào? Trường hợp người chấp hành án chết [...]
Điều kiện cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định mới nhất
Tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội quy định tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP [...]