Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình
Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình được quy định như thế nào? Người ký kết hợp đồng lao động, nội dung của hợp đồng lao động cùng các vấn đề khác có liên quan?
Người ký kết hợp đồng lao động
Một trong những yếu tố quan trọng khi giao kết bất cứ một loại hợp đồng nào chúng ta đều phải quan tâm đến chủ thể có quyền ký kết hợp đồng với mình. Và trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc cũng không ngoại lệ. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2014/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH thì người ký kết hợp đồng lao động bao gồm:
Bên người sử dụng lao động
Chủ hộ và người được ủy quyền ký hợp đồng lao động là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng lao động. Cụ thể bao gồm:
– Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật;
– Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản;
– Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản.
Bên người lao động
Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động bao gồm:
– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Người đại diện theo pháp luật của người lao động là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp của người lao động.
Xem thêm: Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện nay
Nội dung của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động khi ký kết với lao động là người giúp việc gia đình được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, bao gồm:
– Các nội dung cơ bản của một hợp đồng lao động thông thường như: tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; công việc và địa điểm làm việc;…
– Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);
– Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;
– Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có);
– Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;
– Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.
Ký kết hợp đồng lao động
Sau khi soạn thảo hợp đồng, thống nhất về các điều khoản hợp đồng, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
Trường hợp người giúp việc gia đình không biết chữ thì khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động. Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ.
Hơp đồng lao động được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.
Xem thêm: Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để đuộc giải đáp.
Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định pháp luật
Khi nào doanh nghiệp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (QHT&TT)? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Hồ [...]
Quy định hiện nay về biện pháp khám người tại doanh nghiệp
Quy định của pháp luật hiện nay về thủ tục khám người? Biện pháp khám người tại doanh nghiệp có vi phạm pháp luật [...]