Giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên
Giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên xuất hiện khá phổ biến. Tuy nhiên, để sử dụng người lao động chưa thành niên một cách hợp pháp, người sử dụng lao động cần nắm chắc những quy định pháp luật cụ thể điều chỉnh để tránh rủi ro trong quá trình hoạt động.
Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp và cung cấp các căn cứ pháp lý về vấn đề giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên.
Văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Bộ Luật lao động 2012 ( Điều 161, 162, 163, 164, 165)
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động (Khoản 2 Điều 3)
- Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH;
- Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên ban hành kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH.
Các trường hợp người lao động chưa thành niên:
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Người lao động dưới 15 tuổi; ở đây lại bao gồm 02 trường hợp nhỏ là: Người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi và Người lao động dưới 13 tuổi.
Xem thêm: Quy định về người lao động chưa thành niên
Yêu cầu và quy định đối với giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên:
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi | Người lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi | Người lao động dưới 13 tuổi |
Chính NLĐ là người giao kết HĐLĐ; tuy nhiên, phải kèm theo Văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của NLĐ. | Người đại diện theo pháp luật của NLĐ là người giao kết HĐLĐ; tuy nhiên, phải được sự đồng ý của NLĐ đó và kèm theo giấy khám sức khỏe của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của NLĐ phù hợp với công việc | |
– Thời giờ làm việc không được quá 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. – Chỉ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định (hiện tại chưa ban hành danh mục cụ thể) | – Thời giờ làm việc không được quá 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; – Không được sử dụng NLĐ làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. – Chỉ được sử dụng NLĐ làm các công việc nhẹ thuộc Danh mục công việc nhẹ sử dụng người lao động dưới 15 tuổi ban hành kèm theo Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH. | |
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày NLĐ bắt đầu làm việc thì doanh nghiệp phải gửi Văn bản đăng ký sử dụng người lao động chưa thành niên đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. | ||
Không được sử dụng NLĐ làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo Danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên ban hành kèm theo Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH. | ||
Không được sử dụng NLĐ làm công việc sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác. | ||
Phải lập Sổ quản lý người lao động chưa thành niên; ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. | ||
Phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng một lần. | ||
Tham khảo các mẫu Hợp đồng lao động: 1. Hợp đồng lao động xác định thời hạn. 2. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 3. Hợp đồng lao động mùa vụ. | Tham khảo các mẫu Hợp đồng lao động: 1. Hợp đồng lao động xác định thời hạn. 2. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 3. Hợp đồng lao động mùa vụ. |
Xem thêm: Quy định về giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc và căn cứ pháp lý về vấn đề giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên Lawkey gửi tới bạn đọc. Bạn đọc còn vấn đề thắc mắc băn khoan, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định mới nhất của pháp luật về ngừng đình công
Khi xét thấy việc đình công có thể gây thiệt hại đến nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch Ủy ban nhân [...]
Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Quy định về chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Mỗi một công việc luôn tiềm tàng những [...]