Một số quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Hành nghề dịch vụ kế toán đang khá phát triển và việc cần thiết là phải có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Dưới đây là một số quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Người có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được cấp sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
– Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
– Số và ngày cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên;
– Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
– Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán làm việc;
– Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Xem thêm: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế dịch vụ kế toán
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận, kế toán viên hành nghề được phép hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Kế toán viên hành nghề không được tiếp tục hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 296/2016/TT-BTC, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Tuy nhiên, ở trong một số trường hợp, kể cả chưa hết thời hạn sử dụng thì kế toán viên hành nghề cũng không thể sử dụng Giấy chứng nhận đã được cấp do bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị. Cụ thể được quy định dưới đây.
Trường hợp Giấy chứng nhận hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
Kế toán viên hành nghề không thể tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đã được cấp khi thuộc vào các trường hợp Giấy chứng nhận bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định tại Điều 9 Thông tư 296/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bị thu hồi.
– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn.
– Trong thời gian kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
– Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
– Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.
– Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán; người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
– Kế toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
– Kế toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
– Kế toán viên hành nghề bị chết, mất tích.
Xem thêm:Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Những điều cần biết về giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của pháp luật, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp sẽ không tính ngay dựa trên thu nhập của người đó mà sẽ [...]
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế theo quy định
Pháp luật quy định về việc xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế như sau: người nộp thuế khi chậm nộp tiền thuế [...]