Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo muốn cấp giấy chứng nhận thì phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo được quy định ra sao?
Thành phần hồ sơ
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo (01 bản chính);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư (01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân) (01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Trình tự, thủ tục thực hiện
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo thực hiện các bước theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Thương nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định trên.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân theo mẫu quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
– Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do
Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo
Xem thêm: Kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng những điều kiện nào?
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
Trường hợp nào được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù? Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được [...]
Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hay không? Những chế độ mà người tham [...]