Bổ sung quy định về GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi năm 2022
Nghị định 46/2022/NĐ-CP ban hành ngày 13/07/2022 đã bổ sung thêm một số quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thức ăn chăn nuôi là gì ?
Theo Khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018 quy định về thức ăn chăn nuôi:
“Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.”
Trong đó:
– Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
– Thức ăn đậm đặc: Là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
– Thức ăn bổ sung: Là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
– Thức ăn truyền thống: Là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
Các trường hợp không phải cấp GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Theo Khoản 5 Nghị định 46/2022/NĐ-CP bổ sung quy định các trường hợp không phải cấp GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.
Bổ sung quy định về GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP bổ sung quy định về tổ chức, cá nhân thuê cơ sở có Giấy chứng nhận điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
♣ Cơ sở có GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi khi sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cho tổ chức, cá nhân khác: Bàn giao một bản sao nhật ký sản xuất lô hàng cho tổ chức, cá nhân thuê sản xuất tại cơ sở để lưu giữ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.
♣ Tổ chức, cá nhân thuê cơ sở có GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi để sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi thương mại: Lưu hồ sơ công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN & PTNT, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, nhật ký sản xuất, kết quả thử nghiệm để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.
♣ Tổ chức, cá nhân thuê cơ sở có GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi để sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng: Lưu nhật ký sản xuất, kết quả thử nghiệm để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.
>>Xem thêm: Trình tự thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
Trên đây là bài viết về Các trường hợp không phải cấp GCN đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
Có phải nộp thuế chi nhánh khi thành lập chi nhánh để mở cơ sở sản xuất không?
Những điều cần biết về vấn đề có phải nộp thuế khi thành lập chi nhánh để mở cơ sở sản xuất theo quy định của [...]
Theo Luật doanh nghiệp Công ty TNHH huy động vốn như thế nào?
Huy động vốn là một hoạt động nhằm làm tăng số vốn của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh [...]