Giấy chứng nhận vốn góp theo quy định mới 2021
Qua bài viết dưới đây, Lawkey sẽ chia sẻ cùng bạn đọc các quy định về giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
1. Khái niệm giấy chứng nhận vốn góp
Giấy chứng nhận vốn góp là giấy tờ xác nhận tư cách thành viên của cá nhân hay tổ chức tại doanh nghiệp. Khi các cá nhân, tổ chức thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định đảm bảo góp đúng loại tài sản đã cam kết và thực hiện đúng trong thời han quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp.
Chỉ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Hợp danh mới có giấy chứng nhận vốn góp.
2. Về việc cấp giấy chứng nhận vốn góp
Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận vốn góp là:
- Thành viên tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH, Công ty hợp danh
- Thành viên chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác.
- Công ty tiếp nhận thêm thành viên mới, làm tăng vốn điều lệ của công ty.
Thời điểm cấp giấy chứng nhận vốn góp của Công ty TNHH và Công ty Hợp danh có sự khác biệt:
- Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty TNHH phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn góp đã góp
- Thời điểm đảm bảo góp đủ số vốn đã cam kết để được Công ty Hợp danh cấp giấy
Như vậy, Công ty TNHH sẽ cấp giấy chứng nhận vốn góp cho thành viên đó khi họ hoàn thành việc góp vốn trong thời hạn 90 ngày. Còn công ty Hợp danh sẽ cấp giấy chứng nhận vốn góp ngay tại thời điểm làm giấy cam kết số vốn sẽ góp.
3. Về nội dung Giấy chứng nhận phần vốn góp
Nội dung giấy chứng nhận vốn góp sẽ khác nhau tuỳ vào loại hình doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty
- Vốn điều lệ của công ty
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức
- Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty
Đối với công ty hợp danh
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty
- Vốn điều lệ của công ty
- Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức
- Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên
- Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
- Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp
- Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty
Giấy chứng nhận vốn góp của hai loại hình doanh nghiệp này tương đối giống nhau. Nhưng đối với công ty Hợp danh, nội dung giấy còn có thêm mục quyền và nghĩa vụ của người sở hữu vốn góp.
4. Về thời điểm và cách xử lý các trường hợp không góp đủ phần vốn góp đã cam kết
Vì thời điểm cấp giấy chứng nhận vốn góp là khác nhau nên thời điểm xử lý các trường hợp không góp/không góp đủ phần vốn góp cũng khác nhau
Đối với Công ty TNHH
Sau 90 ngày theo Luật định mà thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
- Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty
- Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp
- Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
Công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên đó với mức thực góp. Đồng thời đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Đối với Công ty Hợp danh
Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Thành viên hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp thành viên đó không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai.
Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Xem thêm: Chuyển nhượng vốn góp của các thành viên hợp danh
Trên đây là nội dung bài viết Giấy chứng nhận vốn góp theo quy định mới 2021. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Trợ cấp tai nạn lao động có tính phụ cấp không
LawKey xin gửi tới bạn đọc những điều cần biết về vấn đề trợ cấp tai nạn lao động có tính phụ cấp không theo quy định [...]
Cần làm gì khi hàng xóm lấn chiếm lối đi chung ?
Ngõ, lối đi chung được sử dụng cho các hộ gia đình liền kề để kết nối với đường chính. Nhiều trường hợp có những [...]