Giấy phép bưu chính là gì?
Giấy phép bưu chính (hay tên gọi đầy đủ là giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính) mà doanh nghiệp cần có khi kinh doanh dịch vụ bưu chính. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết hơn loại giấy phép này.
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
1.Nội dung và thời hạn của giấy phép bưu chính
– Nội dung trên giấy phép bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
b) Loại hình dịch vụ bưu chính cung ứng;
c) Phạm vi cung ứng dịch vụ bưu chính;
d) Tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ bưu chính cung ứng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được cấp giấy phép bưu chính;
e) Thời hạn của giấy phép bưu chính.
– Giấy phép bưu chính được cấp với thời hạn không quá 10 năm.
>>> Xem thêm Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định hiện hành
2.Điều kiện để cấp giấy phép bưu chính
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính cần đáp ứng điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề liên quan đến hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực bưu chính;
– Điều kiện về tài chính
a) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam. Mức vốn tối thiểu phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp.
b) Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.
– Có nhân sự phù hợp với phương án kinh doanh theo nội dung đề nghị được cấp giấy phép
– Có phương án kinh doanh khả thi phù hợp với quy định về giá cước, chất lượng dịch vụ bưu chính
– Có biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính
3.Hồ sơ xin cấp giấy phép bưu chính
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính gồm:
– Giấy đề nghị giấy phép bưu chính (theo mẫu)
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;
– Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);
– Phương án kinh doanh;
– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);
– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;
– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;
– Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài
Số lượng hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 03 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 02 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao.
Nơi nộp hồ sơ:
– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi nội tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông
– Đối với các trường hợp cung ứng dịch vụ thư trong phạm vi liên tỉnh, quốc tế: Bộ Thông tin và Truyền thông
3.Nội dung phương án kinh doanh dịch vụ bưu chính
Phương án kinh doanh gồm các nội dung chính sau:
– Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác
– Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ
– Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ
– Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát
– Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác
– Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính
– Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.
>>> Xem thêm Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài là gì?
Thủ tục khám bệnh chữa bệnh của Người có Thẻ bảo hiểm y tế
Thủ tục khám bệnh chữa bệnh của Người có Thẻ bảo hiểm y tế Theo quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội [...]
Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau
Quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau Quy định về dưỡng [...]