Thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ mới nhất
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ mới nhất được thực hiện như thế nào?
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
Trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, tổ chức, cá nhân chuyển giao cần lưu ý đến một số yêu cầu, điều kiện thực hiện sau:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ cần ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước) hoặc bên giao công nghệ (trong trường hợp chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài) thay mặt các bên phải gửi hồ sơ đến Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu hoặc có văn bản đề nghị gia hạn thời gian việc sửa đổi, bổ sung. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, hết thời hạn này, nếu các bên không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu thì Bộ Khoa học và Công nghệ ra thông báo từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ
Thành phần hồ sơ
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao thì phải tổ chức thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ. Hồ sơ được chuẩn bị theo quy định tại Điều 30 Luật chuyển giao công nghệ 2017, bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ cam kết trách nhiệm của các bên bảo đảm nội dung hợp đồng tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
– Văn bản về tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ;
-Bản gốc bằng tiếng Việt hoặc bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao công nghệ; trường hợp không có hợp đồng bằng tiếng Việt thì phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực;
– Danh mục tài liệu công nghệ, máy móc, thiết bị (nếu có) kèm theo hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản sao có chứng thực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nếu có);
– Tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ứng dụng công nghệ chuyển giao;
– Giải trình về điều kiện sử dụng công nghệ;
– Văn bản thẩm định giá công nghệ được chuyển giao trong trường hợp bên nhận chuyển giao công nghệ sử dụng vốn nhà nước.
Trình tự, thủ tục thực hiện
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ theo trình tự thủ tục sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Việc nộp hồ sơ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ) tổ chức thẩm định hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ đáp ứng các yêu cầu theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
+ Trường hợp từ chối cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Mẫu Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Những công nghệ hạn chế và công nghệ bị cấm chuyển giao
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Một số quy định của pháp luật về cơ sở trợ giúp xã hội
Cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm cơ sở trợ giúp xã hội công lập và cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập (sau đây [...]
Đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đóng ra công chúng
Bên cạnh hai loại hình chứng khoán là cổ phiếu và trái phiếu, còn một loại hình chứng khoán phổ biến nữa là chứng [...]