Một số lưu ý trong việc xin giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường
Hiện nay, việc quản lý, cấp phép dạy thêm ngoài nhà trường được quy định tại Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT. Vậy cần lưu ý gì trong việc xin giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường?
Việc quản lý, cấp phép và xin giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường sẽ được thực hiện như thế nào?
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT. Theo đó, việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường không bao gồm dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học… tổ chức.
Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2020; Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì dịch vụ tổ chức dạy thêm, học thêm (mã ngành 8559: Chi tiết: các dịch vụ dạy kèm (gia sư)) được liệt vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Do đó, để có thể dạy thêm ngoài nhà trường, cá nhân, tổ chức phải thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh dịch vụ dạy thêm, học thêm (mã ngành 8559). Đơn vị cấp phép đầu tư, kinh doanh dạy thêm sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép và Sở GDĐT chịu trách nhiệm về chuyên môn.
Mỗi doanh nghiệp (công ty) dạy thêm phải có đầy đủ thành phần gồm chủ doanh nghiệp (giám đốc), kế toán, thủ quỹ… chịu trách nhiệm trước pháp luật về quy định kinh doanh, đóng thuế của doanh nghiệp (công ty).
Doanh nghiệp (công ty) có con dấu, mã số thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên dạy thêm tại nơi làm việc.
Hướng dẫn cụ thể xin giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường
Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới
– Lựa chọn tên công ty: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn. Để tra cứu tên công ty, có thể truy cập vào website của “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
– Chuẩn bị nơi đặt trụ sở của công ty: Đảm bảo địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Xác định mức vốn điều lệ của công ty.
– Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty; xác định chức danh của người đại diện theo pháp luật.
– Xác định các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, dự kiến kinh doanh theo bảng mã ngành nghề kinh tế Việt Nam (Cụ thể ngành nghề Giáo dục khác chưa được phân vào đâu, mã ngành 8559).
– Chuẩn bị bản sao chứng minh dân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên công ty là cá nhân.
Soạn hồ sơ thành lập công ty giáo dục
Để thành lập doanh nghiệp bạn phải soạn 01 bộ hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (phụ thuộc vào loại hình công ty lựa chọn);
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủ sở hữu công ty; các thành viên trong công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao chứng minh nhân dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Ký và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi soạn xong hồ sơ sẽ tiến hành ký các giấy tờ trong hồ sơ đã chuẩn bị; và tiến hành việc Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ Thành Phố nơi công ty đặt trụ sở chính
Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người nộp hồ sơ sẽ trực tiếp đến bộ phận một cửa xếp giấy hẹn; và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đặt con dấu pháp nhân của công ty
Cung cấp 01 bản sao GCN ĐKDN cho đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc dấu cho công ty.
Các thủ tục về thuế và đặt in hóa đơn sau khi thành lập doanh nghiệp
– Doanh nghiệp mua chữ ký số, Nộp tờ khai lệ phí môn bài, Nộp lệ phí môn bài
– Làm hóa đơn điện tử (nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn): Hiện nay, nội dung về hóa đơn điện tử được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ –CP.
Xin giấy phép cho hình thức kinh doanh cụ thể của công ty giáo dục
Sau khi thành lập công ty giáo dục sẽ có một số hình thức kinh doanh như: Thành lập trung tâm dạy kỹ năng mềm; thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng sống; Thành lập trung tâm dạy nghề; Thành lập một số loại hình đào tạo liên quan đến giáo dục khác…
Việc thực hiện kinh doanh hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi thành lập, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như sau:
+ Nội dung dạy học thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông do Chủ tịch UBND cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp.
+ Giấy phép hoạt động hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp.
Trên đây là nội dung Một số lưu ý trong việc xin giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Quy định về Tập đoàn kinh tế theo Luật Doanh nghiệp 2014
Quy định về Tập đoàn kinh tế theo Luật Doanh nghiệp 2014 1. Định nghĩa Căn cứ theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2014, Tập [...]
Điều kiện phát hành trái phiếu tại Việt Nam theo quy định
Chúng ta nghe nhiều đến thuật ngữ chứng khoán, cổ phiếu nhưng trái phiếu hơi xa lạ một chút. Vậy điều kiện phát hành [...]