Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì theo quy định mới nhất?
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì theo quy định mới nhất? Điều kiện, nội dung của Giấy phép cho thuê lại lao động được quy định như thế nào?
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Cho thuê lại lao động là việc người lao động đã được tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động khác, chịu sự điều hành của người sử dụng lao động sau và vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
Theo đó, giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu giống như một loại giấy phép con cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép cho thuê lại lao động cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
– Là người quản lý doanh nghiệp;
– Không có án tích;
– Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Đối với việc ký quỹ
Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Xem thêm: Hoạt động ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Hình thức, nội dung thời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Điều 7 Nghị định 29/2019/NĐ-CP đã quy định cụ thể về những nội dung cơ bản của loại giấy phép này. Cụ thể như sau:
Về hình thức
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động in trên giấy bìa cứng có kích thước khổ A4 (21 cm x 29,7 cm);
Mặt trước ghi nội dung của giấy phép trên nền trắng có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen;
Mặt sau có quốc hiệu, quốc huy và dòng chữ “GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG” in trên nền màu xanh da trời.
Về nội dung
Nội dung giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Bao gồm:
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính;
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, bao gồm các thông tin cơ bản về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, chức danh, số chứng thực cá nhân, ngày cấp, nơi cấp;
– Thời hạn hiệu lực của giấy phép.
Về thời hạn của giấy phép
Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
– Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
– Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
– Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Trên đây là bài tư vấn của cúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Mức hưởng lương hưu năm 2023
Mức hưởng lương hưu năm 2023 được quy định như thế nào? Đóng BHXH bao nhiêu năm thì hưởng lương hưu tối đa? Hãy cùng [...]
Bảo lưu thời gian đóng BHXH chờ đủ tuổi nghỉ hưu
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) chờ đủ tuổỉ nghỉ hưu Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư, tôi là nam sinh [...]