Giấy phép xây dựng là gì và những điều cần biết về giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là gì? Có những loại giấy phép xây dựng nào? Bài viết này sẽ tổng hợp những điều cần biết về giấy phép xây dựng gửi đến bạn đọc.
Thế nào là giấy phép xây dựng?
Khi bắt tay vào xây dựng nhà ở hay công trình xây dựng, người ta thường quan tâm đến việc đã có giấy phép xây dựng chưa? Hay công trình này có thuộc đối tượng xin cấp giấy phép xây dựng? Rồi mức phạt vi phạm là bao nhiêu khi tiến hành thi công mà không có giấy phép?
Vậy thì giấy phép xây dựng là gì và nó có thực sự quan trọng hay không?
Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 đưa ra khái niệm:
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Dựa vào Giấy phép xây dựng, chúng ta biết thêm các thông tin về công trình, xác định việc xây dựng là đúng hay không đúng quy hoạch. Giấy phép xây dựng còn là công cụ để các cơ quan chức năng tiến hành giám sát, kiểm tra sự chấp hành của chủ đầu tư trong việc thi công công trình đã được cấp phép.
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
Xem thêm: Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng có thời hạn
Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
Phân loại giấy phép xây dựng
Dựa vào nhu cầu thực tế của người dân trong việc xây dựng các công trình, có 03 loại giấy phép xây dựng được cấp, đó là:
– Giấy phép xây dựng mới;
– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
– Giấy phép di dời công trình.
Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng
Theo quy định tại Điều 90 Luật xây dựng 2014, trên mỗi giấy phép xây dựng sẽ có những nội dung chủ yếu sau:
– Tên công trình thuộc dự án.
– Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
– Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
– Loại, cấp công trình xây dựng.
– Cốt xây dựng công trình.
– Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
– Mật độ xây dựng (nếu có).
– Hệ số sử dụng đất (nếu có).
– Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
– Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
Quy định về cấp lại giấy phép xây dựng
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Quy định pháp luật về mua tàu bay hiện nay
Tàu bay là loại phương tiện đặc biệt, cần phải được đăng ký quốc tịch. Do đó pháp luật cũng có những quy định cụ [...]
Cho thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn theo quy định pháp luật KDBĐS
Pháp luật kinh doanh bất động sản quy định những vấn đề liên quan đến hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn [...]