Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật Việt Nam
Hiện nay, lượng chất thải thải ra môi trường từ các nhà máy, khu công nghiệp,… là rất lớn. Vậy các tổ chức, doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước quản lý lượng chất thải này như nào? Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp cho những tổ chức nào?
Chất thải nguy hại là gì?
Điều 3.13 Luật Bảo vệ môi trường định nghĩa chất thải nguy hại (“CTNH“) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Định nghĩa Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Điều 3.24 VBHN 09/VBHN-BTNMT định nghĩa Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy phép cấp cho chủ xử lý chất thải nguy hại để thực hiện dịch vụ xử lý, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại (có thể bao gồm hoạt động vận chuyển, trung chuyển, lưu giữ, sơ chế). Thời hạn giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 05 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép xử lý chất thải nguy hại quy định rõ địa bàn hoạt động, số lượng và loại chất thải nguy hại được phép xử lý, các phương tiện, hệ thống, thiết bị cho việc vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), các yêu cầu khác đối với chủ xử lý chất thải nguy hại (Điều 10.3 VBHN 09/VBHN-BTNMT).
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý CTNH trên phạm vi toàn quốc.
Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
Theo Điều 9 và Điều 10.1 VBHN 09/VBHN-BTNMT, tổ chứccó dự án xử lý CTNH lập hồ sơ đăng ký cấp phép xử lý CTNH khi đã hoàn thành các công trình BVMT theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đáp ứng các điều kiện sau:
1.Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
2. Địa điểm của cơ sở xử lý CTNH (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý CTNH) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải.
3. Các hệ thống, thiết bị xử lý (sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý.
4. Có các công trình BVMT tại cơ sở xử lý CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý .
5. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) CTNH.
6. Có phương án bảo vệ môi trườngkèm theo các nội dung về: Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và BVMT; kế hoạch ATLD và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; chương trình quan trắc môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH.
7. Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
Các trường hợp không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý CTNH
Các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý CTNH và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý CTNH:
a) Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại;
b) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm;
c) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm).
Trên đây là nội dung Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Thủ tục xin Giấy phép phân phối rượu theo quy định của pháp luật
Phân tích các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật
Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân sự. [...]
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt là gì?
Ban kiểm soát đặc biệt được lập ra để giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Vậy nhiệm vụ, quyền [...]