Quy định về hạn chế cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
Cấp tín dụng là một trong những hoạt động chính của tổ chức tín dụng. Quy định về hạn chế cấp tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng cũng như hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 36/2014/TT-NHNN
1.Các trường hợp hạn chế cấp tín dụng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi (ưu đãi về lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét duyệt cấp tín dụng, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nợ và các biện pháp xử lý thu hồi nợ so với quy định của pháp luật và các quy định tại Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích áp dụng đối với khách hàng và người có liên quan) cho các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng có quyền lợi liên quan sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
2.Báo cáo Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng thành viên
– Việc cấp tín dụng đối với những đối tượng quy định trên phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua và công khai trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng theo quy định trên phát sinh đến thời điểm lấy số liệu để họp Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên; báo cáo cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn, người quản lý, người điều hành và Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng) khi có phát sinh các khoản cấp tín dụng cho các đối tượng đó.
3.Mức dư nợ tín dụng
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng sau không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;
d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng có quyền lợi liên quan sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;
đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng; đối với tất cả các đối tượng là các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
>>Xem thêm Giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp trong tổ chức tín dụng
Tổ hợp tác là gì? theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay
Tổ hợp tác là gì? Pháp luật quy định thế nào về khái niệm tổ hợp tác và trách nhiệm của tổ hợp tác khi tham gia vào [...]
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo theo quy định pháp luật
Điều kiện xin giấy phép quảng cáo bao gồm những điều kiện nào? Những vấn đề cần lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo [...]