Hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành
Khái niệm Hạn mức giao đất nông nghiệp là gì? Hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết sau.
Khái niệm
Hạn mức giao đất nông nghiệp
Hạn mức đất có thể hiểu là diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp. Diện tích này được xác định theo từng loại đất nông nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác nhau.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật được hiểu là giới hạn diện tích đất nông nghiệp tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được nhận thông qua các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp QSDĐ.
Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất
Việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa về mặt xã hội, bởi vì:
– Thứ nhất, để đảm bảo cho ngưới sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu, tránh tình trạng tích tụ, tập trung đất đai với mục đích đầu cơ đất dẫn tới sự ohaan hóa giai cấp ở nông thôn, việc quy định hạn mức đất là hết sức cần thiết trong cư chế thị trường tạo ra sự cân đối hài hòa giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội;
– Thứ hai, việc quy định hạn mức đất hợp lý cho phép tích tụ, tập trung đất đai phù hợp, khuyến khích những người lao động làm giàu chính đang trong phạm vi hạn mức đất mà Nhà nước cho phép sử dụng;
– Thứ ba, việc cho phép tích tụ, tập trụng đất đai trong hạn mức hoặc có thể thuê ngoài hạn mức sẽ khuyến khích mô hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Các quy định pháp luật cụ thể
Hạn mức giao đất nông nghiệp
Theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định như sau:
– Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
Lưu ý:
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
– Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân nêu trên.
Như vậy, Nhà nước khuyến khích việc đưa đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
– Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
– Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai 2013 thì Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.
Căn cứ Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
*Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
– Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
*Đất trồng cây lâu năm:
– Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
*Đất rừng sản xuất là rừng trồng:
– Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
– Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Chú ý:
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
– Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.
>>Xem thêm: Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội
Trên đây là tư vấn của LawKey về Hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.
Nhà nước cho thuê đất trong trường hợp nào?
Hình thức sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất là gì? Nhà nước cho thuê đất trong những trường hợp nào? Cùng [...]
Quy định pháp luật về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được pháp luật quy định như thế nào? Những trường hợp được cấp và không được [...]