Những đối tượng hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất GTGT 10%
Chủ cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc kê khai và nộp thuế GTGT. Nhiều loại hàng hóa dịch vụ có mức thuế suất 10%. Đó là những hàng hóa, dịch vụ nào?
Sau đây, luật LawKey sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
1. Đối tượng hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất GTGT 10%
Thuế suất GTGT 10% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Tức là:
+ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Đối tượng không chịu thuế GTGT”
=> Quy định này được sửa đổi bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC.
Xem thêm: Đối tượng hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế giá trị gia tăng
+ Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất 0%”
=> Được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26/2015/TT-BTC.
Xem thêm: Đối tượng chịu thuế suất 0% thuế giá trị gia tăng
+ Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất GTGT 5%”
=> Hiện nay đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
Xem thêm: Đối tượng thuế suất 5% thuế GTGT theo quy định pháp luật hiện hành
Các mức thuế suất GTGT 5%, 10% sẽ được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
2. Một số hàng hóa dịch vụ khác cũng áp dụng mức thuế suất 10%
- Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng
- Khoản chi phí hỗ trợ để thực hiện các chương trình khuyến mại. tiếp thị, trưng bày sản phẩm
- Các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%
- Tiêu dùng nội bộ, nhưng không phục vụ để sản xuất, kinh doanh,
- Thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị
Xem thêm: Cách xác định giá tính thuế GTGT
Quy định về phương pháp tính thuế GTGT
3. Việc kê khai, nộp thuế với cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có các mức thuế suất khác nhau.
Trường hợp 1: Nếu phân biệt được rõ ràng từng mức thuế suất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ thì phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ đó.
Trường hợp 2: Nếu không xác định được từng mức thuế suất cho từng hàng hóa, dịch vụ thì sẽ phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất GTGT cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm: Quy định về đối tượng khai thuế và kì khai thuế GTGT
Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế GTGT
Trên đây, LawKey đã giới thiệu cho các bạn về những đối tượng hàng hóa dịch vụ chịu mức thuế suất GTGT 10%. Bài viết hy vọng sẽ giúp Quý khách hàng biết thêm những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc, vui lòng gọi đến số điện thoại tổng đài để được tư vấn miễn phí.
Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế
Phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế trong quản lý thuế được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Phương pháp và trách nhiệm ghi Bảng kiểm kê ngoại tệ vàng bạc kim khí quý
Phương pháp và trách nhiệm ghi Bảng kiểm kê ngoại tệ vàng bạc kim khí quý (Mẫu số 08 b-TT) Mục đích: Biên bản nhằm [...]