Hành vi mua bán thận người bị xử phạt như thế nào
Hành vi mua bán thận người bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Bộ luật hình sự có các chế tài cụ thể đối với những hành vi này.
Hành vi mua bán thận người
Các hành vi mua bán thận người có thể kể đến:
- Tự nguyện bán thận do cần tiền trả nợ
- Mua thận người với bất kể mục đích gì
- Môi giới mua bán thận người
- Lừa bán thận của người khác
- …
Tất cả các hành vi kể trên đều vi phạm pháp luật bất kể mục đích là gì.
Quy định của pháp luật về hành vi mua bán thận người
Các hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, theo đó các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có mua, bán mô, bộ phận cơ thể người.
Việc Hiến bộ phận cơ thể người là hành vi nhân đạo, tuy nhiên cần thực hiện theo quy định pháp luật để được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định của pháp luật, tránh kẻ xấu lợi dụng để trục lợi.
>>Xem thêm: Tội mua bán người
Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi mua bán thận
Căn cứ quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017:
“1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vì mục đích thương mại;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Đối với 06 người trở lên;
d) Gây chết người;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, tùy vào hành vi và hậu quả cụ thể mà người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, cầm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Bên cạnh đó, những hành vi bán thận để trả nợ cũng là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Do đó, mọi người cần hết sức lưu ý tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nếu bạn hoặc người xung quanh có vướng mắc gì về các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hình sự, hãy liên hệ Lawkey để được tư vấn miễn phí hoặc sử dụng Dịch vụ luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự bạn nhé.
Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Diện và hàng thừa kế là tiêu chí để xác định việc phân chia di sản của người chết. Vậy diện và hàng thừa kế được [...]
Quy định về sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự
Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự thì pháp luật quy định như thế nào về việc có mặt của người bào chữa? Hãy cùng [...]