Hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động đối với công đoàn
BÌNH LUẬN VỀ HÀNH VI NGHIÊM CẤM NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN
Công đoàn là tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. Để đảm bảo cho hoạt động của công đoàn, pháp luật quy định một số hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động đối với công đoàn.
1. Quy định của pháp luật về các hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động đối với công đoàn liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động tại công đoàn
Theo Điều 190, Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn bao gồm:
– Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
– Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
– Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.
– Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
2. Bình luận quy định của pháp luật về các hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động đối với công đoàn liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động tại công đoàn
2.1. Tình hình thực tế của tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp, tổ chức:
Thành lập, gia nhập và hoạt động tại công đoàn là quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận. Song, quyền này có thực hiện được trên thực tế hay không thì cần phải có sự thiện chí và hỗ trợ của chủ thể bên kia của quan hệ lao động là người sử dụng lao động. Trong khi đó, thực tế thời gian qua, ở nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh, người sử dụng lao động có hành vi cản trở người lao động gia nhập, thành lập và hoạt động công đoàn vì cho rằng, đơn vị phải chi phí tốn kém trong việc bảo đảm cơ sở vật chất cho công đoàn hoạt động, trả lương cho cán bộ công đoàn trong thời gian nghỉ làm việc để hoạt động công đoàn.
Ngoài ra, tổ chức công đoàn được thành lập còn hạn chế nhiều quyền của người sử dụng lao động, ví dụ quyền xử lý kỷ luật lao động, quyền chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động… Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xuất phát từ pháp luật của nước đầu tư, nên yêu cầu người lao động không tham gia công đoàn, hoặc trước đó người lao động đã tham gia tổ chức công đoàn thì khi được tuyển vào làm việc lại yêu cầu người lao động rời khỏi tổ chức công đoàn. Nhiều doanh nghiệp thực hiện phân biệt, đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc nhằm cản trở việc tham gia hoạt động công đoàn của người lao động.
2.2. Pháp luật quan tâm sát sao tới quyền lợi của người lao động cũng như công đoàn
Xuất phát từ thực tiễn này, Bộ luật lao động 2012 đã dành một điều luật riêng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
Do quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là quyền của người lao động, được pháp luật thừa nhận, tuy nhiên, việc quyết định có thành lập công đoàn cơ sở hay gia nhập tổ chức công đoàn cơ sở và hoạt động trong một tổ chức công đoàn cơ sở hay không, hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của người lao động. Vì thế, các hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn; Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động… đều bị nghiêm cấm. Nếu người sử dụng lao động có hành vi vi phạm các quy định này thì sẽ bị xử lý theo quy định của Điều 24 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (phạt tiền). Ngoài ra, theo quy định tại điềm d khoản 1 Điều 50 Bộ luật lao động 2012, trường hợp nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động thì hợp đồng lao động đó vô hiệu toàn bộ.
Hy vọng rằng, với quy định này, tổ chức công đoàn cơ sở được thành lập nhiều thêm, theo đó quyền và lợi ích của các công đoàn viên, của người lao động được bảo đảm hơn.
Trên đây là nội dung Bình luận quy định của pháp luật về các hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động đối với công đoàn liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động tại công đoànLawkey gửi tới bạn đọc
Thuế TNCN trong thời gian thử việc được tính như thế nào?
Có phải tính thuế TNCN trong thời gian thử việc hay không? Mức đóng như thế nào? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Đi muộn nhiều lần trong tháng có bị cắt lương không?
Trường hợp người lao động đi trễ nhiều lần trong tháng có bị cắt lương không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]