Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay là gì?
Chuẩn mực kế toán là những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Vậy hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì?
1.Sự cần thiết của chuẩn mực kế toán
– Theo quy định tại Luật kế toán 2015, chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
– Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:
+ Mục đích của chuẩn mực
+ Phạm vi của chuẩn mực
+ Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực
+ Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu về lập và trình bày báo cáo tài chính.
– Chuẩn mực kế toán là một hành lang pháp lý có tác dụng quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của mỗi doanh nghiệp:
+ Chuẩn mực kế toán giúp cho các doanh nghiệp ghi chép kế toán, xử lí các nghiệp vụ phát sinh trong các doanh nghiệp và lập báo cáo tài chính theo những nguyên tắc thống nhất, đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lí.
+ Nhờ có chuẩn mực kế toán các thông tin được xử lí, trình bày công bố theo những nguyên tắc thống nhất, giúp cho người sử dụng thông tin hiểu được và đánh giá thông tin tài chính phù hợp với các chuẩn mực được công bố, tức là thống nhất cách hiểu và đánh giá thông tin.
+ Nhờ có chuẩn mực kế toán, giúp cho kiểm soát viên và người kiểm tra kế toán có căn cứ để kiểm tra thông tin kế toán phù hợp với các chuẩn mực kế toán không; hay nói cách khác chuẩn mực là cơ sở để đánh giá các thông tin kế toán mà doanh nghiệp công bố có đảm bảo trung thực và hợp lí không.
>>>Xem thêm Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất Mẫu số B01 – DNNKLT
2. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Hiện nay Việt Nam đã công bố 26 chuẩn mực kế toán gồm:
– Chuẩn mực chung
– Hàng tồn kho
– Tài sản cố định hữu hình
– Tài sản cố định vô hình
– Bất động sản đầu tư
– Thuê tài sản
– Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
– Thông tin tài chính và những khoản góp vốn liên doanh
– Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái
– Hợp nhất kinh doanh
– Doanh thu và thu nhập khác
– Hợp đồng xây dựng
– Chi phí đi vay
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
– Hợp đồng bảo hiểm
– Trình bày báo cáo tài chính
– Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
– Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
– Thông tin về các bên liên quan
– Báo cáo tài chính giữa niên độ
– Báo cáo bộ phận
– Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót
– Lãi trên cổ phiếu
Các chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành bằng các quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính, kèm theo các quyết định đó là các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các chuẩn mực kế toán. Luật Kế toán là hành lang pháp lí cho các hoạt động kế toán nói chung, chuẩn mực kế toán đi sâu hướng dẫn việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.
Như vậy, công việc kế toán trước hết phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và không vi phạm Luật Kế toán.
>>>Xem thêm Mẫu Hợp đồng dịch vụ thực hiện các thủ tục thỏa thuận trước trong báo cáo tài chính
Xác định giá tính thuế tài nguyên theo quy định hiện hành
Giá tính thuế tài nguyên, cùng với sản lượng tài nguyên tính thuế và thuế suất là các căn cứ để tính thuế tài nguyên [...]
Thủ tục đóng mã số thuế của hộ kinh doanh
Thủ tục đóng mã số thuế đối với hoạt động của hộ kinh doanh Tóm tắt câu hỏi: Thưa luật sư, xin hỏi: Trước [...]