Hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức tín dụng hiện nay
Tổ chức tín dụng cần có hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư số 44/2011/TT-NHNN
1.Các yêu cầu của hệ thống kiểm soát nội bộ
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;
b) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;
c) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
– Hoạt động của hệ thống của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ.
2.Các hình thức của kiểm soát nội bộ
– Phân cấp ủy quyền rõ ràng, minh bạch; bảo đảm tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp lý, cụ thể, rõ ràng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có điều kiện để thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Quy định về hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch;
c) Quy trình thẩm định, chấp thuận và duyệt cho phép thực hiện giao dịch; bảo đảm một quy trình nghiệp vụ phải có ít nhất 02 cán bộ tham gia, một người thực hiện giao dịch và một người kiểm soát giao dịch, không có cá nhân nào có thể một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể, ngoại trừ những giao dịch trong hạn mức được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho phép phù hợp với quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm Quy định pháp luật về điều lệ của tổ chức tín dụng
3.Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ; trực tiếp kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp và công ty con của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng phải thường xuyên kiểm soát việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ đối với công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi phát hiện những sai phạm, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phải kịp thời hoạch định và thực hiện biện pháp khắc phục.
4. Tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ
– Định kỳ hằng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của từng đơn vị, bộ phận điều hành, kinh doanh, tác nghiệp và từng hoạt động nghiệp vụ.
– Việc tự kiểm tra, đánh giá bao gồm việc rà soát và đánh giá về tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và chỉ ra các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ để xử lý, khắc phục các vấn đề đó.
– Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập báo cáo về kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên. Báo cáo này phải cập nhật được các rủi ro, nêu tóm tắt các hoạt động chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các rủi ro liên quan tương ứng và các hoạt động kiểm tra, kiểm soát ở cấp độ toàn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cấp độ từng đơn vị, bộ phận và từng hoạt động.
>>>Xem thêm Ngân hàng giám sát theo quy định pháp luật hiện hành
Thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép lao động năm 2023
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động mới nhất bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục được tiến hành như thế nào? [...]
Thuê tài sản là gì? Các loại hợp đồng thuê tài sản
Thuê tài sản được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong quá trình hoạt động. Vậy thuê tài sản là gì?có các loại hợp đồng [...]