Hệ thống tổ chức Hải quan
GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC HẢI QUAN
Theo quy định của pháp luật, hệ thống các cơ quan nhà nước sẽ được tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ sẽ được tổ chức theo những mô hình hoạt động riêng. Trong bài viết này, lawkey sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về các quy định của pháp luật hiện nay liên quan đến vấn đề nguyên tắc tổ chức hoạt động và hệ thống tổ chức hải quan
1.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hải quan.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hải quan được quy định tại Điều 13 Luật Hải quan năm 2014 như sau:
“1. Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
2.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.”
Là cơ quan chuyên môn, quản lý một lĩnh vực, vì vậy việc xây dựng và tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất là điều cần thiết. Với mục đích xây dựng một hệ thống cơ quan hoạt động hiệu quả, không bị bó hẹp về phạm vi địa lý, tập trung được nguồn lực tài chính, nhân lực là điều cần thiết và phù hợp với xu hướng phát triển. Việc phân tán thành nhiều cơ quan, đơn vị, đặt tại nhiều địa phương sẽ khiến cho công tác xử lý thông tin, luân chuyển điều động cán bộ gặp những hạn chế nhất định. Do đó, để đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực hải quan đòi hỏi phải tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Với hệ thông tổ chức hải quan được hình thành theo chiều dọc, từ Trung ương đến địa phương. Với mô hình này, cần phải tuân thủ theo nguyên tắc chỉ đạo từ cao xuống thấp, cấp dưới phục tùng cấp trên. Như vậy, Tổng cục hải quan với tư cách là cơ quan cao nhất trong hệ thống cơ quan hải quan các cấp là cơ quan chỉ đạo. Tổng cục trưởng tổng cục hải quan là người đứng đầu, thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của hải quan các cấp.
2.Hệ thống tổ chức hải quan.
a.Tổng cục hải quan.
Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Mô hình tổ chức của ngành hải quan được thiết lập theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương, vì vậy tổng cục hải quan chính là cơ quan cao nhất, quản lý các vấn đề về hải quan. Hiện nay, tổng cục hải quan có trụ sở chính ở thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước. Theo quy định tại Điều 14 Luật hải quan, được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 36-2015/NĐ-CP thì trực thuộc tổng cục hải quan bao gồm văn phòng, các vụ, cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, hiện nay cơ quan giúp việc cho Tổng cục hải quan bao gồm, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ – Quản trị, Văn phòng (có đại diện tại Tp.Hồ Chí Minh), Thanh tra, Cục Giám sát hải lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan, các đơn vị sự nghiệp gồm: Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có chi nhánh ở một số khu vực), Viện nghiên cứu hải quan, Trường Hải quan Việt Nam, Báo Hải quan.
b.Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Cụ hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được gọi chung là cơ quan hải quan ở địa phương cấp tỉnh. Căn cứ vào tình hình thực tế ở mỗi địa phương, có thể thành lập cục hải quan ở mỗi tỉnh hoặc cục hải quan liên tỉnh. Hiện nay, có 33 cục hải quan được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Điện Biên, Gia Lai – Kon Tum, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế.
Theo quy định tại Điều 14 Luật hải quan, được hướng dẫn chi tiết tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 36-2015/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của cục hải quan bao gồm: văn phòng, các phòng tham mưu giúp việc cho cục trưởng cục hải quan và các chi cục hải quan, đội kiểm sát hải quan và đơn vị trương đương. Hiện nay, Bộ trưởng Bộ tài chính có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
c.Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan Hải quan các cấp. Khác với Tổng cục hải quan và cục hải quan, Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương không có tư cách pháp nhân. Theo quy định của pháp luật, trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, tổ chức lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trên đây là những quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và hệ thống tổ chức hải quan các cấp trong Luật Hải quan năm 2014. Lawkey gửi đến bạn đọc!
Chủ nhà thế chấp căn hộ chưa bàn giao vay ngân hàng được không?
Khi gặp khó khăn tài chính, nhiều người nghĩ đến việc thế chấp căn nhà mới mua chưa bàn giao. Vậy chủ nhà thế chấp [...]
Nguyên tắc cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định mới nhất
Điện lực là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các chủ thể kinh doanh phải có giấy phép hoạt động điện lực. [...]