Hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Có nhiều tiêu chí để phân biệt các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Vậy các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật quy định thế nào? Lawkey sẽ đưa ra một số vấn đề dưới đây:
Căn cứ vào ý chí của các bên khi chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Đây là hợp đồng được giao kết theo thỏa thuận tự nguyện giữa bên chuyển quyền sở hữu công nghiệp và bên được chuyển quyền về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Chuyển quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đây được goi là trường hợp ” li-xăng bắt buộc”. Ngược lại với “li xăng tự nguyện”, li xăng bắt buộc được cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bất chấp ý kiến của chủ sở hữu sáng ché. Quy định về li-xăng bắt buộc nhằm ngăn chặn sự lạm dụng bằng độc quyền sáng chế hoặc vì lợi ích công cộng như lí do bảo vệ sức khỏa công cộng, bảo vệ an ninh quốc phòng.
Giống như pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định việc bắt buộc chuyển quyền sử dụng chỉ áp dụng cho sáng chế mà không áp dụng với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại,..
Xem thêm: Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quy định hiện nay
Căn cứ vào phạm vi quyền
Hợp đồng sử dụng độc quyền
Đây là dạng hợp đồng mà theo đó, trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên chuyển quyền không được kí kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kì bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. Bên được chuyển quyền cũng có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thể khác trong thời hạn của hợp đồng nhưng không được định đoạt chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ thể khác.
Hợp đồng sử dụng không độc quyền
Là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền vừa chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên được chuyển quyền trong phạm vi và thời hạn chuển giao, đồng thời vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó và còn có thể chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Trong trường hợp này, nhiều chủ thể có thể cùng khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo phạm vi, mức độ và cho những mục đích khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể khác
Căn cứ vào chủ thể là bên chuyển quyền trong hợp đồng
Hợp đồng cơ bản
Là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Căn cứ để chuyển quyền sử dụng trong hợp đồng là quyền sở hữu công nghiệp được xác lập theo văn bằng bảo hộ hoặc do người khác chuyển quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hợp pháp.
Hợp đồng thứ cấp không cơ bản
Là hợp đồng trong đó bên chuyển quyền không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp mà là người được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền theo hợp đồng khác và được phép chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp luôn là hợp đồng có tính chất phái sinh, nó chỉ phát sinh sau khi một hợp đồng sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp được giao kết và có giá trị pháp lí. Căn cứ để chuyển quyền sử dụng là hợp đồng sử dụng độc quyền dã được giao kết với chủ sử hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Trên đây là nội dung Các hình thức chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Phân loại hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Hạn chế quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định các trường hợp hạn chế quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ [...]
Quy định về sáng chế và bảo hộ sáng chế theo pháp luật hiện hành
Sáng chế là gì? Đặc điểm của sáng chế? Điều kiện bảo hộ sáng chế? Quy định về sáng chế và bảo hộ sáng chế theo [...]