Hình thức và nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định chi tiết tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân khi ký kết hợp đồng này cần lưu ý hình thức và nội dung của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Hình thức của hợp đồng
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được lập thành văn bản thể hiện đầy đủ thỏa thuận của các bên. Mọi hình thức giao kết khác đều không có giá trị pháp lí. Nếu hợp đồng là một phần của hợp đồng khác ( Hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị) thì nội dung hợp đồng phải được lập thành một bộ phân riêng biệt.
Hợp đồng phải được các bên hoặc người đại diện có thẩm quyền của các bên kí tên. Người kí phải ghi rõ họ tên đầy đủ, ngày kí, nơi kí và chữ kí phải được xác nhận hợp lệ.
Nếu bên kí kết là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam không có con dấu hợp pháp, chữ kí phải có xác nhận của phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân địa phương nơi người kí cư trú hoặc bên kí kết có trụ sở.
Nếu bên kí kết là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài không có con dấu hợp pháp, chữ kí phải có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền tương đương.
Trường hợp một bên của hợp đồng gồm nhiều tổ chức, cá nhân đó kí hoặc phải có văn bản ủy quyền của tất cả các tổ chức, cá nhân đó cho người đại diện có thẩm quyền kí kết hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng
Nghĩa vụ của bên chuyển quyền
Thứ nhất, chỉ được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc độc quyền trong phạm vi được pháp luật bảo hộ và trong thời hạn bảo hộ. Nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung thì bên chuyển quyền chỉ được chuyển giao phần quyền của mình cho người khác nếu các đồng sở hữu chung còn lại đồng ý hoặc tuy có một, một số đồng sở hữu chung còn lại không đồng ý nhưng họ không tiếp nhận phần quyền chuyển giao hoặc không có lí do chính đáng về việc từ chối chuyển quyền sử dụng.
Thứ hai, đảm bảo việc chuyển quyền sử dụng không gây tranh chấp với bên thứ ba, nếu việc chuyển quyền sử dụng gây tranh chấp với bên thứ ba thì phải giải quyết tranh chấp vì lợi ích của bên được chuyển quyền.
Thứ ba, bên chuyển quyền không được đưa ra những điều khoản hạn chế bất hợp lí quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc không để nhằm bảo vệ những quyền đó, như:
– Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế việc xuất khẩu sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của bên được chuyển quyền sang các vùng lãnh thổ mà bên chuyển quyền không nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp hoặc nắm độc quyền xuất khẩu các hàng hóa đó
– Buộc bên chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỉ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện, thiết bị của bên chuyển quyền hoặc từ nguồn do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục dích đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp.
– Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu. Buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiens do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với cải tiến đó.
– Các điều khoản trong hợp đồng có nội dung như trên mặc nhiên bị vô hiệu
Thứ tư, đăng kí hợp đồng nếu bên được chuyển quyền không có nghĩa vụ này.
Thứ năm, nộp thuế chuyển quyền sử dụng theo pháp luật về thuế
Quyền của bên chuyển quyền
– Nhận phí chuyển giao theo mức và cách thức do các bên thỏa thuận
– Có quyền hạn chế bên được chuyển quyền không chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba, trừ trường hợp hợp đồng sử dụng độc quyền.
– Đối với nhãn hiệu, bên chuyển giao có quyền kiểm tra chất lương của hàng hóa mang nhãn hiệu của bên nhận để bảo đảm hàng hóa được sản xuất có chất lượng như hàng hóa do mình sản xuất. Bên giao thực hiện quyền này nhằm bảo vệ uy tín của nhãn hiệu, ngăn chặn việc bên được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu lợi dụng uy tín của nhãn hiệu dể bán những hàng hóa kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng cũng như gây thiệ hại cho chính chủ sở hữu nhãn hiệu.
Nghĩa vụ của bên được chuyển quyên
– Đăng kí hợp đồng ( nếu bên chuyển quyền không có nghĩa vụ này)
– Trả phí li-xăng cho bên chuyển quyền theo mức và theo phương thức thanh toán đã thỏa thuận.
– Chịu sự kiểm tra chất lượng hàng hóa, dịch vụ nếu có thỏa thuận.
– Ghi chỉ dẫn trên sản phẩm, bao bì sản phẩm về việc sản phẩm được sản xuất theo li-xăng do bên chuyển quyền cấp
Quyền của bên được chuyển quyền
– Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp độc quyền hoặc không độc quyền trong phạm vi, thời hạn và điều kiện ghi trong hợp đồng.
– Nếu được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền, bên được chuyển quyền có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba ( cấp li-xăng thứ cấp cho bên thứ ba) nếu được phép của chủ bằng độc quyền.
Trên đây là nội dung Hình thức và nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Hình thức và nội dung của hợp đồng sử dụng quyền tác giả
Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định hiện nay
Quyền tác giả là một trong những chế định quan trọng của Luật sở hưc trí tuệ. Và dưới đây là thủ tục đăng ký bảo [...]
Quy định của pháp luật về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Những chiếc máy tính hay điện thoại di động là một phần thành tự đạt được trong ngành công nghiệp bán dẫn – phạm [...]