Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải nộp thuế, lệ phí gì?

Khi cá nhân, hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khoán (thuế khoán) thì họ phải chịu các loại thuế, lệ phí như sau: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức thuế suất sẽ tùy thuộc vào từng nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Xem thêm: Phương pháp tính thuế với cá nhân nôp thuế khoán

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư. Tôi dự định bán hàng hoá theo hình thức hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Bán hàng hoá là gạo, thức ăn chăn nuôi (cám cò) hoặc phân bón phục vụ nông nghiệp – theo hình thức bán lẻ.Tôi muốn hỏi hộ kinh doanh của tôi sẽ phải nộp những loại thuế nào và Thuế suất là bao nhiêu nếu doanh thu bán hàng hoá những mặt hàng nói trên hàng tháng của tôi là 12 triệu/tháng. Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

1. Lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán

  • Hộ gia đình của anh không thuộc diện được miễn lệ phí môn bài vì theo khoản 1, Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.”

  •  Khoản 2, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài quy định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

“2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm”.

2. Thuế giá trị gia tăng và Thuế thu nhập cá nhân khi nộp thuế theo phương pháp khoán

2.1. Đối tượng không chịu thuế GTGT

  • Theo khoản 1 điều 1Luật số 106/2016/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế, đối tượng không chịu thuế gồm “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu”

Theo đó, thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác (điểm c khoản 1 điều 3 nghị định 39/2017/NĐ-CP)

  • Ngoài ra, khoản 1 điều 3 Luật sửa đổi một số  điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định bổ sung đối tượng không chịu thuế GTGT, đó là “Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác”

2.2. Người nộp thuế

  • Điều 1,Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định về người nộp thuế ( không phải là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống) như sau:

1. Người nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.   

      2.3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với hộ khoán.

Tiết b.1, Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định tỉ lệ thuế tính trên doanh thu với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

–  Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

–  Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

–  Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

–  Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%”

3. Kết luận:

Như vậy căn cứ vào các quy định nêu trên thì đối với trường hợp: hộ kinh doanh kinh doanh các mặt hàng gạo, thức ăn chăn nuôi (cám cò), phân bón phục vụ nông nghiệp có doanh thu 12 triệu đồng/tháng (144 triệu đồng/năm) như trình bày trong nội dung hỏi của anh thì

  • Hộ kinh doanh thuộc đối tượng nộp lệ phí môn bài 300.000 đồng/ năm.
  • Nộp thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu bán gạo, không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu bán thức ăn chăn nuôi (Cám cò), phân bón phục vụ nông nghiệp
  • Phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên tổng doanh thu bán các loại hàng hóa nêu trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu có trình tự, thủ tục nào mà khách hàng chưa hiểu rõ cần giải đáp hãy liên hệ theo thông tin trên Website để được hướng dẫn cụ thể.

 

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu