Hồ sơ hiệp thương giá bao gồm những giấy tờ nào?
Bước đầu tiên trong quá trình tổ chức hiệp thương giá đó chính là chuẩn bị hồ sơ của bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán. Vậy hồ sơ hiệp thương giá bao gồm những giấy tờ nào?
Khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá hoặc phải thực hiện hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán thực hiện lập Hồ sơ hiệp thương giá.
Hồ sơ hiệp thương giá bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 56/2014/TT-BTC:
Văn bản đề nghị hiệp thương giá hoặc văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá
Việc hiệp thương giá được thực hiện trong hai trường hợp, đó là:
– Khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán;
– Khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Do đó, hồ sơ hiệp thương giá tùy vào từng trường hợp mà có văn bản đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bên bán; hoặc văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa, dịch vụ cần hiệp thương giá.
Phương án giá hiệp thương
Tùy vào bên đề nghị hiệp thương giá mà phương án hiệp thương có nội dung tương đối khác nhau. Cụ thể:
Trường hợp bên bán đề nghị hiệp thương giá
Bên bán thực hiện lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, cung cầu của hàng hóa, dịch vụ;
+ Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương: so sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường; các căn cứ tính giá; lập bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với các yếu tố hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá; nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm); phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất; đề xuất mức giá hiệp thương;
+ Các kiến nghị (nếu có);
Trường hợp bên mua đề nghị hiệp thương giá
Bên mua thực hiện lập phương án giá hiệp thương gửi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá giải trình những nội dung sau:
+ Lập bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới mà bên mua dự kiến đề nghị mua và bảng chi tiết các yếu tố hình thành giá nếu bên mua phải mua theo giá dự kiến của bên bán. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá);
+ So sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường;
+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng;
+ Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất; đề xuất mức giá hiệp thương;
+ Các kiến nghị khác (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp bên mua và bên bán đều đề nghị hiệp thương giá thì hai bên thỏa thuận thống nhất bên mua hoặc bên bán lập phương án giá hiệp thương theo hướng dẫn trên;
Trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khi thuộc trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cả hai bên mua và bên bán lập phương án giá hiệp thương theo hướng dẫn trên.
Xem thêm: Các trường hợp cần tổ chức hiệp thương giá theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp mới nhất Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt [...]
Một số quy định về lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên
Lựa chọn nhà thầu luôn là một trong những vấn đề quan trọng của mỗi gói thầu và đối với mua sắm thường xuyên cũng [...]