Hồ sơ xin gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động gồm những gì?
Thành phần hồ sơ xin gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động gồm những gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều kiện gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp được gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động phải bảo đảm các quy định sau đây:
(1) Bảo đảm các điều kiện sau đây:
♣ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
- Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Không có án tích;
- Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
♣ Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 28 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày hết hiệu lực của giấy phép ít nhất 60 ngày làm việc.
Hồ sơ xin gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ xin gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Văn bản quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Các văn bản quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động
Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép cho thuê lại lao động như sau:
Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bảo đảm theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không gia hạn giấy phép.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp cho thuê lại không bảo đảm điều kiện gia hạn nêu trên hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không gia hạn.
>>Xem thêm: Xử lý đối với hóa đơn mua của cơ quan thuế viết sai
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp trong một lần hay không?
Bài viết dưới đây LawKey xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việ có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp trong một [...]
Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không?
Lương theo KPI có phải đóng BHXH và thuế TNCN không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. KPI là gì? KPI là từ [...]