Hoà giải trong giải quyết việc thuận tình ly hôn
Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn là thủ tục bắt buộc sau khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu của người có yêu cầu giải quyết việc dân sự.
1. Thuận tình ly hôn là gì?
Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản. việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án giải quyết việc ly hôn“
Theo đó, có thể thấy rằng, thuận tình ly hôn là trường hợp cả 2 vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và họ đã thống nhất được với nhau về vấn đề tài sản và con cái, không có bất kỳ tranh chấp nào.
Do đó, ly hôn khi cả 2 cùng muốn ly hôn và không xảy ra tranh chấp gì chỉ muốn yêu cầu Toà công nhận việc ly hôn được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự.
2. Có bắt buộc phải hoà giải không?
Điều 397 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Thẩm phán phải tiến hành hoà giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.”
Theo đó, khi có yêu cầu giải quyết việc ly hôn thì hoà giải là bắt buộc trong thủ tục giải quyết việc yêu cầu thuận tình ly hôn.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn có bắt buộc phải hòa giải?
3. Bản chất của hoà giải trong thuận tình ly hôn
Hoà giải trong vụ án giải quyết ly hôn là chủ yếu đề ra phương án giải quyết các tranh chấp và những nội dung nào đã được các đương sự thống nhất thoả thuận thì sẽ không được đưa vào hồ sơ giải quyết vụ án nữa.
Mặt khác, hoà giải trong việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nhằm mục đích hàn gắn và khuyến khích đoàn tụ. Toà án chỉ được ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi hoà giải đoàn tụ không thành và giữa 2 vợ chồng không có tranh chấp phát sinh.
Xem thêm: Trình tự tiến hành hòa giải tại cơ sở theo quy định pháp luật
4. Hậu quả pháp lý
Khi hoà giải đoàn tụ thành thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự khi đủ các điều kiện sau:
- Hoà giải đoàn tụ không thành
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn
- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
- Sự thoả thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con
Mặt khác, khi hoà giải đoàn tụ không thành mà các điều kiện kia không được thoả mãn, cụ thể như các đương sự không thoả thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn và chuyển sang thụ lý theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định.
Trên đây là nội dung bài viết Hoà giải trong giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết.
Luật nuôi con nuôi năm 2010
Luật nuôi con nuôi năm 2010 QUỐC HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————– [...]
Nghị định 110/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
CHÍNH PHỦ Số: 110/2013/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 24 tháng [...]
- Thông tư 2a/2015/TT-BTP Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 67/2015/ND-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã