Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp tính trực tiếp và phương pháp tính khấu trừ. Vậy khấu trừ thuế có gì khác so với hoàn thuế giá trị gia tăng? Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?
Trong nội dung bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc về điều kiện và hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng tới quý khách hàng.
Văn bản pháp luật điều chỉnh:
- Thông tư 99/2016/TT-BTC
- Thông tư 156/2013/TT-BTC
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Thông tư 26/2015/TT-BTC
1. Các trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế giá trị gia tăng:
a) Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý) và đủ điều kiện hoàn thuế GTGT.
b) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, có thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
3. Đối với dự án đầu tư
4. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
5. Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
6. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại
7. Doanh nghiệp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền
2. Điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng:
Để được hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư;
– Có con dấu theo quy định pháp luật,
– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của doanh nghiệp;
– Áp dụng tính thuế GTGT theo phươrng pháp khấu trừ
Lưu ý: nếu trên Tờ khai thuế GTGT đã kê khai đề nghị hoàn thuế thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
3. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng:
Tùy thuộc vào hoạt động, hàng hóa, dịch vu do doanh nghiệp cung cấp, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau.
Cụ thể quý khách hàng tham khảo qua dịch vụ kế toán – thuế Lawkey cung cấp.
Xử lý hóa đơn khi hàng bán ra bị trả lại theo quy định của pháp luật
Khi bán hàng hóa, người bán phải lập hóa đơn và giao cho bên mua (trừ trường hợp giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng và bên [...]
Nguyên tắc kiểm tra thuế theo quy định của Luật quản lý thuế 2019
Luật quản lý thuế 2019 quy định về nguyên tắc kiểm tra thuế, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kiểm tra thuế [...]