Hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng trong quy định pháp luật
Bao thanh toán của tổ chức tín dụng là một hình thức cấp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động thúc đẩy hoạt động thương mại.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 02/2017/TT-NHNN
1.Bao thanh toán của tổ chức tín dụng là gì?
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Bảo lưu quyền truy đòi là việc đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước và lãi, phí bao thanh toán từ khách hàng trong trường hợp bên mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải trả. Trường hợp bao thanh toán bên bán hàng, đơn vị bao thanh toán thực hiện truy đòi bên bán hàng. Trường hợp bao thanh toán bên mua hàng, đơn vị bao thanh toán thực hiện truy đòi bên mua hàng.
Khách hàng bao thanh toán là người cư trú, người không cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, bao gồm:
a) Bên bán hàng trong bao thanh toán bên bán hàng;
Bên bán hàng (bao gồm cả bên xuất khẩu) là bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và có quyền lợi hợp pháp đối với các khoản phải thu theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Bên mua hàng trong bao thanh toán bên mua hàng.
Bên mua hàng (bao gồm cả bên nhập khẩu) là bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ và có khoản phải trả theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
2.Phương thức bao thanh toán
– Bao thanh toán từng lần: Mỗi lần bao thanh toán, đơn vị bao thanh toán và khách hàng thực hiện thủ tục bao thanh toán và ký kết hợp đồng bao thanh toán.
– Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức nợ bao thanh toán tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và việc sử dụng hạn mức này. Mỗi năm ít nhất một lần, đơn vị bao thanh toán xem xét xác định lại hạn mức và thời gian duy trì hạn mức này.
– Bao thanh toán hợp vốn: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện bao thanh toán đối với một hoặc một số khoản phải thu hoặc khoản phải trả của khách hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán hợp vốn.
3. Đồng tiền bao thanh toán, trả nợ
– Đồng tiền bao thanh toán là đồng Việt Nam. Đơn vị bao thanh toán chỉ được bao thanh toán bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là người không cư trú khi khách hàng sử dụng tiền bao thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.
– Đơn vị bao thanh toán được xem xét, quyết định bao thanh toán bằng ngoại tệ đối với khoản phải thu, khoản phải trả bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Khách hàng là người không cư trú;
b) Khách hàng là người cư trú đáp ứng được yêu cầu sau đây:
(i) Khách hàng là bên bán hàng sử dụng tiền bao thanh toán để thanh toán, chi trả cho các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật; hoặc
(ii) Khách hàng là bên mua hàng có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ bao thanh toán; hoặc
(iii) Khách hàng là doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hằng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu.
– Đồng tiền trả nợ, trả lãi bao thanh toán là đồng tiền bao thanh toán.
>>>Xem thêm Thủ tục cấp tín dụng qua hình thức bảo lãnh ngân hàng
Chế độ tử tuất khi vừa đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện
LawKey xin gửi đến bạn đọc những điều cần biết về chế độ tử tuất khi vừa đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện theo [...]
Xử lý và khen thưởng phạm nhân theo quy định hiện hành
Các hình thức xử lý phạm nhân vi phạm và khen thưởng phạm nhân được quy định ra sao? Việc xử lý và khen thưởng phạm [...]