Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định hiện nay
Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những loại hình tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Quỹ tín dụng là tổ chức tín dụng được thành lập dưới mô hình hợp tác xã, hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 04/2015/TT-NHNN
– Thông tư 21/2019/TT-NHNN
1.Địa bàn và quy mô hoạt động
– Địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân là một xã, một phường hoặc một thị trấn.
– Quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo tổng mức nhận tiền gửi không được vượt quá 20 lần vốn chủ sở hữu.
– Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác.
>>>Xem thêm Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại
2.Cơ cấu tổ chức
– Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
– Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
– Quỹ tín dụng nhân dân phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
>>>Xem thêm Trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng
2.Điều lệ
– Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân không được trái với quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Điều lệ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
đ) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc);
e) Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên;
g) Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
i) Nguyên tắc trả lương, phụ cấp và thù lao công vụ, xử lý các khoản lỗ, chia lãi theo vốn góp, công sức đóng góp của thành viên và mức độ sử dụng dịch vụ của tổ chức tín dụng; nguyên tắc trích lập, quản lý và sử dụng các quỹ;
k) Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích lũy;
l) Các trường hợp và thủ tục về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
m) Thủ tục sửa đổi Điều lệ.
>>>Xem thêm Trách nhiệm đối với kiểm toán nội bộ của bộ máy quản trị tổ chức tín dụng
Quy định của pháp luật về giám hộ, thay đổi giám hộ trong trường hợp nào?
Điều kiện đối với cá nhân và pháp nhân giám hộ là gì? Trong những trường hợp nào được thay đổi người giám hộ?Trong [...]
Hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê khoán tài sản và hợp đồng thuê tài sản được pháp luật dân sự quy định thế nào? Hợp đồng thuê tài [...]