Điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Theo quy định của Luật xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. Doanh nghiệp tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình và được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
Cụ thể, điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của doanh nghiệp (Điều kiện chung)
Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng điều kiện của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 154 Luật xây dựng 2014.
– Có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế, chủ trì thiết kế phải có năng lực hành nghề thiết kế xây dựng và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với yêu cầu của loại, cấp công trình..
2. Phải được cấp chứng chỉ khi đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
2.1 Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
a. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình đối với doanh nghiệp trước hết phải đáp ứng điều kiện chung về năng lực trong hoạt động xây dựng
– Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;
– Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
b. Phụ thuộc vào điều kiện doanh nghiệp đáp ứng được, Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được cấp cho doanh nghiệp như sau:
* Hạng I:
– Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ thiết kế hạng I phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;
– Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.
* Hạng II:
– Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ thiết kế hạng II phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II phù hợp với công việc đảm nhận;
– Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã thực hiện thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.
* Hạng III:
– Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ thiết kế hạng III phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III phù hợp với công việc đảm nhận;
– Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
2.2 Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
Phụ thuộc vào hạng chứng chỉ năng lực được cấp, doanh nghiệp có phạm vi hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
– Hạng I: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại các cấp;
– Hạng II: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp II trở xuống;
– Hạng III: Được thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình cùng loại cấp III trở xuống.
Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng được quy định trong Thông tư số 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 10/03/2016.
Trên đây là Điều kiện kinh doanh hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình LawKey gửi đến bạn đọc.
Hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?
Trong thời đại công nghệ 4.0 đang rất được quan tâm thì việc phát triển các hoạt động thương mại điện tử thông qua điện [...]
Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định như thế nào? Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với [...]