Hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?
Trong thời đại công nghệ 4.0 đang rất được quan tâm thì việc phát triển các hoạt động thương mại điện tử thông qua điện thoại di động cũng đang được chú trọng. Vậy hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?
Khái niệm hoạt động thương mại điện tử
Thực tiễn hiện nay cho chúng ta cách nhìn đa chiều đối với các hoạt động thương mại diễn ra qua các phương tiện điện tử được kết nối internet mà tiêu biểu là smartphone. Có thể thấy rõ nhất là Grab hay Uber đang là một trong những ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng đó là bên cung cấp dịch vụ kinh doanh vận tải thông thường. Nhưng trên thực tế thì Grab, Uber chỉ là một ứngg dụng trên điện thoại, tại môi trường liên kết giữa chủ xe và khách hàng. Và thực tế đã đặt ra vấn đề cần hoàn thiện hành lang pháp lý về việc kinh doanh ứng dụng trên di động hay nói rộng hơn là hoạt động thương mại điện tử.
Ngày 16 tháng 05 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Và tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này có đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại điện tử như sau:
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
– Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
– Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động là Website thương mại điện tử bán hàng hoặc Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Website thương mại điện tử bán hàng
Đây là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều các website này trong đời sống hàng ngày như Tiki, Lazada, Shopee,… Đây đều là những website bán hàng được đông đảo người tiêu dùng sử dụng và xét về bản chất, đây là những website thương mại điện tử bán hàng.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Đây là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;
+ Website đấu giá trực tuyến;
+ Website khuyến mại trực tuyến;
+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Xem thêm: Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Khái quát quy định về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Khái quát quy định về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh [...]
Kinh doanh dịch vụ taxi
Dịch vụ taxi là một loại hình có tiềm năng và phổ biến hiện nay. Để hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp phải đáp ứng [...]