Hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?

Trong thời đại công nghệ 4.0 đang rất được quan tâm thì việc phát triển các hoạt động thương mại điện tử thông qua điện thoại di động cũng đang được chú trọng. Vậy hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?

Khái niệm hoạt động thương mại điện tử

Thực tiễn hiện nay cho chúng ta cách nhìn đa chiều đối với các hoạt động thương mại diễn ra qua các phương tiện điện tử được kết nối internet mà tiêu biểu là smartphone. Có thể thấy rõ nhất là Grab hay Uber đang là một trong những ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến.

Chúng ta vẫn nghĩ rằng đó là bên cung cấp dịch vụ kinh doanh vận tải thông thường. Nhưng trên thực tế thì Grab, Uber chỉ là một ứngg dụng trên điện thoại, tại môi trường liên kết giữa chủ xe và khách hàng. Và thực tế đã đặt ra vấn đề cần hoàn thiện hành lang pháp lý về việc kinh doanh ứng dụng trên di động hay nói rộng hơn là hoạt động thương mại điện tử.

Ngày 16 tháng 05 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Và tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này có đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại điện tử như sau:

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.


Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

– Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

– Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.


Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động là Website thương mại điện tử bán hàng hoặc Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Website thương mại điện tử bán hàng

Đây là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều các website này trong đời sống hàng ngày như Tiki, Lazada, Shopee,… Đây đều là những website bán hàng được đông đảo người tiêu dùng sử dụng và xét về bản chất, đây là những website thương mại điện tử bán hàng.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Đây là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Xem thêm: Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hoạt động thương mại điện tử là gì theo pháp luật hiện nay?” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Khách hàng nói về chúng tôi

Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ tại LawKey - Chìa khóa pháp luật. Các bạn là đội ngũ luật sư, chuyên gia kế toán và tư vấn viên nhiệt thành, đầy bản lĩnh với nghề nghiệp. Chúc các bạn phát đạt hơn nữa trong tương lai.

Anh Toản - CTO Công ty CP công nghệ phân phối Flanet

Đống Đa, Hà Nội
Mình thật sự cảm ơn đội ngũ công ty luật và dịch vụ kế toán LawKey về độ nhiệt tình và tốc độ làm việc. Tôi rất an tâm và tin tưởng khi làm việc với LawKey, đặc biệt là được chủ tịch Hà trực tiếp tư vấn. Chúc các bạn phát triển thịnh vượng và đột phá hơn nữa.

Mr Tô - Founder & CEO MengCha Utd

Đống Đa, Hà Nội
Tôi đã trải nghiệm nhiều dịch vụ luật sư trong quá trình kinh doanh của mình, nhưng thực sự an tâm và hài lòng khi làm bắt đầu làm việc với các bạn LawKey: Các bạn trẻ làm việc rất Nhanh - Chuẩn - Chính xác - Hiệu quả - Đáng tin cậy. Chúc các bạn phát triển hơn nữa.    

Mr Tiến - Founder & CEO SATC JSC

Ba Đình, Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Trần Trọng Hiếu - Chủ tịch IDJ Group

Hà Nội
Từ khi khởi nghiệp đến nay, tôi sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn luật, tôi đặc biệt hài lòng với dịch vụ mà LawKey cung cấp cho IDJ Group. Các bạn là đội ngũ chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả. Chúc cho LawKey ngày càng phát triển và là đối tác quan trọng lâu dài của IDJ Group.

Mr Dương - CEO Dương Cafe

Hà Nội
Tại LawKey, đội ngũ của các bạn rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, tôi rất hứng thú khi làm việc với luật sư Huy Hà và kế toán Tân Anh. Các bạn không chỉ cho thấy sự thân thiện mà còn chủ động tìm hiểu giúp đỡ tôi trong công việc. Tôi tin tưởng dịch vụ luật và kế toán của các bạn.

Mr Hưng - CEO Tư vấn du học Bạn Đồng Hành

Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu