Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Quyền kí kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là một quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu. Vậy pháp luật quy định thế nào là hợp đồng này? Hợp đồng này có đặc điểm gì? Lawkey xin đưa ra một số vấn đề sau:
Khái niệm
Chủ bằng độc quyền có thể khai thác lợi ích của bằng độc quyền dưới nhiều hình thức khác nhau:
– Tự mình sử dụng: tự tổ chức, sản xuất ra và đưa vào lưu thông các sản phẩm áp dụng sáng chế theo những kiểu dáng công nghiệp thuộc bằng độc quyền của mình; tự gắn nhãn hiệu đã đăng ki của mình lên bao bì sản phẩm và lưu thông; tự đầu tư dây chuyền công nghệ để sản xuất và tiêu thụ mạch tích hợp bán dẫn theo bố trí thiết kế mà mình là chủ sở hữu theo giấy chứng nhận đăng kí; tự nhân bản và tiêu thụ những giống cây trồng đã đăng kí.
– Cho phép người khác sử dụng: cho phép người khác được thực hiện những hành vi nêu trên thông qua việc giao kết hợp đồng li-xăng.
Đó là những hành vi khai thác công dụng hữu ích của quyền tài sản được đăng kí.
Tuy nhiên, chủ bằng dộc quyền còn có thể được thỏa mãn lợi ích vật chất của mình dưới hình thức thực hiện quyền định đoạt tài sản vô hình đó. Những cách thức thực hiện quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp gồm: thông qua hợp đồng chuyển nhượng hay tuyên bố từ bỏ độc quyền của mình. Việc định đoạt thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được coi là cách thức cơ bản và phổ biến.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là sự thỏa thuận giữa hai bên. Theo đó, một bên ( bên chuyển giao) chuyển quyền sở hữu độc quyền sang cho bên kia (bên được chuyển giao), còn bên được chuyển giao phải thanh toán tiền cho bên chuyển giao theo thỏa thuận.
Cách thức định đoạt quyền sở hữu công nghiệp thông qua việc giao kết hợp đồng này thường mang lại cho chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp ít lợi nhuận hơn so với việc tự sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng. Trong nhiều trường hợp cụ thể, chủ sở hữu vẫn thực hiện quyền định đoạt này vì nhiều lí do khác nhau như: không đủ vốn đầu tư cho việc trực tiếp sản xuất, không có nguyện vọng và khả năng giải quyết các vấn đề sản xuất và kinh doanh, mong muốn sớm được ứng dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình cùng nhiều lí do khác
Đặc điểm
Là một hợp đồng mua bán đặc thù ( mua bán quyền tài sản)
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu phải tuân theo quy định của hợp đồng mua bán nói chung. Tuy nhiên, do đối tượng của hợp đồng này là các độc quyền sở hữu công nghiệp nên hợp đồng này cũng cần tuân thủ theo quy định riêng của quyền sở hữu trí tuệ
Hậu quả pháp lý
Chấm dứt toàn bộ quyền của chủ văn bằng bảo hộ đối với bên chuyển giao, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng kí tại Cục sở hữu trí tuệ. Mọi quyền và nghĩa vụ đang tồn tại đối với người thứ ba cũng sẽ được chuyển cho bên được chuyển giao, sang cho bên nhận chuyển nhượng với điều kiện điều đó phải được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng.
Chỉ được chuyển nhượng trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Do đó, mọi quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ, bao gồm cả quyền chuyển nhượng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba
Người thứ ba trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có thể là các chủ thể đã được cấp li-xăng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Khi đó, hai bên có thể thỏa thuận rằng các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng li-xăng đang tồn tại sẽ được chuyển giao sang cho bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Khi đó, hợp đồng li-xăn vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn.
Trên đây là nội dung pháp lý Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Xem thêm: Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan
Quy định về sáng chế và bảo hộ sáng chế theo pháp luật hiện hành
Sáng chế là gì? Đặc điểm của sáng chế? Điều kiện bảo hộ sáng chế? Quy định về sáng chế và bảo hộ sáng chế theo [...]
Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định mới nhất
Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định mới nhất được cụ thể hóa bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Cụ thể: Trường [...]