Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Hợp đồng đối tác công tư được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, có rất ít người hiểu rõ về khái niệm của loại hợp đồng này. Vậy hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?
Khái niệm hợp đồng đối tác công tư
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 thì Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Trong đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
Các loại hợp đồng đối tác công tư
Hợp đồng đối tác công tư có các loại hợp đồng chính quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP bao gồm: hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng BOO, hợp đồng BTL, hợp đồng BLT, hợp đồng O&M, hợp đồng hỗn hợp.
Xem thêm: Các loại hợp đồng đối tác công tư theo quy định mới nhất
Chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng đối tác công tư
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 63/2018/NĐ-CP, chủ thể có thẩm quyền ký kết hợp đồng đối với dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc dự án được Thủ tướng Chính phủ giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể của từng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc ủy quyền ký kết hợp đồng dự án được thực hiện như sau:
– Bộ, ngành có thể ủy quyền cho tổ chức thuộc bộ, ngành mình; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C;
– Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc bộ, ngành, địa phương mình ký kết hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C, trừ trường hợp áp dụng hợp đồng dịch vụ theo pháp luật chuyên ngành.
Lưu ý:
Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó xác định cụ thể phạm vi, nội dung ủy quyền, trách nhiệm của cơ quan được ủy quyền ký kết hợp đồng dự án.
Trường hợp sử dụng tài sản công theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội để tham gia dự án PPP, các cơ quan, tổ chức, đơn vị này báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giao một cơ quan nhà nước làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng của dự án.
Xem thêm: Trình tự thực hiện dự án đầu tư ứng dụng công nghệ cao PPP
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng đối tác công tư là gì theo quy định của pháp luật?” gửi đến bạn đọc. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp các vấn đề pháp lý khác.
Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà được xác lập trước ngày 01-7-1991
Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà được xác lập trước ngày 01-7-1991 Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Tòa [...]
Quy định về chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. [...]