Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là gì?
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là gì? Pháp luật hiện nay quy định những nội dung nào về Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng? Cùng Lawkey tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là gì?
Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 hiện nay không quy định khái niệm Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là gì. Tuy nhiên, Điều 14 Luật này đã quy định về hình thức và ngôn ngữ trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, cụ thể:
- Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
+ Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết.
- Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Xem thêm: Một số hợp đồng đặc thù giao kết với người tiêu dùng
Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.
Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực
Điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
– Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (Gọi tắt là bên bán) đối với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
– Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng;
– Cho phép bên bán đơn phương thay đổi điều kiện của hợp đồng đã thỏa thuận trước với người tiêu dùng hoặc quy tắc, quy định bán hàng, cung ứng dịch vụ áp dụng đối với người tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không được thể hiện cụ thể trong hợp đồng;
– Cho phép bên bán đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ;
– Cho phép bên bán quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Cho phép bên bán giải thích hợp đồng trong trường hợp điều khoản của hợp đồng được hiểu khác nhau;
– Loại trừ trách nhiệm của bên bán trong trường hợp bên bán bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua bên thứ ba;
– Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ các nghĩa vụ ngay cả khi bên bán không hoàn thành nghĩa vụ của mình;
– Cho phép bên bán chuyển giao quyền, nghĩa vụ cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý.
Lưu ý, Việc tuyên bố và xử lý điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng không có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thực hiện hợp đồng theo mẫu
Khi giao kết hợp đồng theo mẫu, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải dành thời gian hợp lý để người tiêu dùng nghiên cứu hợp đồng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực. Trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bí mật hoặc hư hỏng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng.
Yêu cầu chung đối với hợp đồng theo mẫu
Hợp đồng theo mẫu phải được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là 12.
– Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải tương phản nhau.
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu
Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
Trách nhiệm đăng ký hợp đồng theo mẫu
Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luât.
Hợp đồng theo mẫu chỉ được áp dụng đối với người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là gì? theo quy định hiện nay Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng
Chỉ thị 16 về phòng chống dịch Covid-19: 6 nội dung đáng chú ý
Sau đây là 06 nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch [...]
Luật sư tiết lộ thông tin khách hàng bị xử phạt thế nào?
Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. [...]