Hướng dẫn hủy mã số thuế cá nhân khi có 2 mã số thuế
Hủy mã số thuế cá nhân khi có 2 mã số thuế như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã số thuế?
Theo điểm b khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc cấp mã số thuế như sau:
Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; Ngoài ra, mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
Như vậy, mỗi cá nhân chỉ có 1 mã số thuế duy nhất, trường hợp cá nhân có 02 mã số thuế, cá nhân chỉ sử dụng mã số thuế đầu tiên và huỷ mã số thuế đăng ký sau.
Hướng dẫn hủy mã số thuế cá nhân khi có 2 mã số thuế
Thực hiện hủy MST cá nhân khi có 2 mã số thuê như sau:
Cách 1: Hủy trực tiếp tại cơ quan thuế
Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý hoặc nộp qua đường bưu điện.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo Mẫu số 24/Đk-TCT (quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC)
- Bản sao CCCD mới.
Bước 2: Cơ quan thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì Người nộp thuế sẽ được thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Người nộp thuế sẽ được thông báo kết quả chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Cách 2: Thực hiện trên trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế
Để hủy mã số thuế cá nhân khi có 2 mã số thuế online, cá nhân thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế theo đường link: thuedientu.gdt.gov.vn =>> Chọn Cá nhân
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản/đăng ký nếu chưa có tài khoản
Bước 3: Chọn mục “Đăng ký thuế” (2) sau đó Chọn “Kê khai và nộp hồ sơ ĐKT”(3). Tại mục “chọn hồ sơ” lựa chọn “24/ĐK-TCT- văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (TT105/2020)”(4) và nhấn chọn “tiếp tục”
Bước 4: Điền tờ khai đính kèm tài liệu tương ứng
(Hệ thống sẽ tự động điền các thông tin cá nhân của người nộp thuế được lưu trong cơ sở dữ liệu)
Bước 5: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ trả lời của cơ quan thuế.
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định như sau:
- Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
- Mã số thuế của tổ chức khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Quản lý thuế 2019;
- Mã số thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực và được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế khác của cá nhân đó;
- Khi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
- Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
(khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019)
>>Xem thêm: Mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay là bao nhiêu?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Xử lý không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định của pháp luật như thế nào? Quy định [...]
Quy định phân bổ thuế giá trị gia tăng
Việc khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng LawKey [...]