Người lao động có được hưởng lương trong thời gian nghỉ ốm đau
Người lao động có được hưởng lương trong thời gian nghỉ ốm đau
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Lương của tôi là 5.000.000 đồng/tháng. Tôi nghỉ ốm từ ngày 18/3/2019 đến ngày 31/3/2019, vậy lương của tôi tính như thế nào và tôi có được hưởng chế độ ốm đau không?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Nghị định số 115/2015/NĐ-CP:
Thứ nhất, để được hưởng chế độ ốm đau thì anh/chị phải là người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;”
Thứ hai, anh/chị phải đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 25 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó anh/chị khi bị ốm đau phải nghỉ việc thì phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau của anh/chị không từ nguyên nhân tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định.
Đáp ứng đủ hai tiêu chí trên thì anh/chị sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau khi bị đau ốm.
Xem thêm: Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau
2. Nghỉ ốm đau có được hưởng lương không
Trong thời gian anh/chị nghỉ ốm đau sẽ không được hưởng lương từ người sử dụng lao động nhưng sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động được quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
Theo đó mức hưởng chế độ ốm đau thông thường = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 ngày) x 75% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.
Trong đó, số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy giả sử 5 triệu tiền lương của anh/chị là cơ sở để tính trợ cấp ốm đau. Đơn vị anh/chị có 24 ngày làm việc, nghỉ từ 18/3 -31/3 trong đó có 2 ngày 24,31 là ngày chủ nhật, vậy anh/chị có 11 ngày nghỉ ốm đau thì bảo hiểm xã hội trả trợ cấp ốm đau cho anh/chị là:
(5 triệu / 24) x 75% x 11 = 1 718 750 đồng
Anh/chị có 11 ngày nghỉ ốm đau, không làm việc, nên 11 ngày đó không được đơn vị trả lương, theo đó đơn vị trừ đi 11 ngày công. Nếu những ngày còn lại của tháng anh/chị đi làm đầy đủ tức là 13 ngày thì số tiền lương còn lại đơn vị chi trả là:
(5 triệu/ 24) x 13= 2.708.333 đồng.
Xem thêm: Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau cho người lao động
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về Người lao động có được hưởng lương trong thời gian nghỉ ốm đau LawKey gửi đến bạn đọc. Quý bạn đọc còn thắc mắc có thể gọi điện trực tiếp cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!
Biện pháp quản lý xuất khẩu nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
Biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Mục 3, chương II Luật quản [...]
Những điểm nổi bật của Luật Nhà ở hiện hành
Nhà ở là bất động sản có giá trị và ý nghĩa lớn đối với người sở hữu, chính vì vậy pháp luật Nhà ở liên tục [...]