Thủ tục kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
Cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó có kê biên tài sản để bán đấu giá. Thủ tục kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá được quy định dưới đây.
Việc kê biên tài sản của người vi phạm được tiến hành theo trình tự quy định tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Bước 2: Ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản
Chủ thể có thẩm quyền sau khi xác minh được thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thì ra Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản.
Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho cá nhân, tổ chức bị kê biên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế kê biên 05 ngày làm việc, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
Bước 3: Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Bước 4: Giao bảo quản tài sản kê biên
Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
– Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
– Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;
– Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
Bước 5: Định giá tài sản kê biên
Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản.
Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
Bước 6: Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá.
Trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Bước 7. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Thủ tục kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 41/2022/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
- Nghị định 40/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Thông tư 38/2014/TT-NHNN Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
- Thông tư 212/2014/TT_BTC Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
CHÍNH PHỦ Số: 01/2017/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 6 tháng [...]
- Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay
- Nghị định số 116/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
- Nghị định 15/2015/NĐ-CP Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư