Quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá
Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể bị buộc phải kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. Trong đó, các quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá được ghi nhận cụ thể như sau:
Đối tượng bị áp dụng
Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 18 Nghị định 166/2013/NĐ-CP sẽ bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. Bao gồm:
– Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
– Tổ chức không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
Xem thêm: Khấu trừ tiền từ tài khoản được thực hiện như thế nào?
Biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
Những tài sản không được kê biên
Theo quy định thì chủ thể có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng biện pháp kê biên đối với tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế để bán đấu giá. Tuy nhiên, đối với một số tài sản quy định tại Điều 19 Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì không được kê biên. Cụ thể bao gồm:
– Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
– Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
– Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
– Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
– Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
– Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.
Chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản kê biên
Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
– Bản sao quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
– Biên bản bán đấu giá tài sản;
– Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
Xem thêm: Xử lý số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để bán đấu giá” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Luật Kinh doanh bất động sản 2023
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 08 năm 2024. QUỐC HỘI ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – [...]
Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Ngày 20 tháng 04 năm 2018 Bộ tài chính ban hành Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC [...]