Hàng hóa dịch vụ có khả năng phân biệt
Pháp luật quy định khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác là một điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu. Vậy hiểu thế nào là hàng hóa, dịch vụ có khả năng phân biệt? Lawkey xin đưa ra một số vấn đề pháp lý sau
Căn cứ vào quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, hàng hóa, dịch vụ được coi là có khả năng phân biệt nếu không trùng, tương tự nhau. Thông tư này đã quy định các căn cứ để đánh giá sự tương tự của hàng hóa, dịch vụ tại Điều 39.9. Cụ thể:
Hàng hóa hoặc dịch vụ trùng nhau
Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là trùng nhau (cùng loại) khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:
– Có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) và cùng chức năng, mục đích sử dụng; hoặc
– Có bản chất gần giống nhau và cùng chức năng, mục đích sử dụng.
Ví dụ: Trang phục thể thao và quần áo thể thao là hai hàng hóa trùng nhau.
Hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự nhau
Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là tương tự nhau khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:
– Tương tự nhau về bản chất; hoặc
– Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng; và
– Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại (phân phối theo cùng một phương thức, được bán cùng nhau hoặc cạnh nhau, trong cùng một loại cửa hàng…)
Ví dụ: Sản phấm nước giải khát và nước chanh bị coi là hai hàng hóa tương tự nhau
Hàng hóa và dịch vụ tương tự nhau
Một hàng hoá và một dịch vụ bị coi là tương tự nhau nếu thuộc một hoặc các trường hợp sau đây:
– Giữa chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (hàng hoá, dịch vụ hoặc nguyên liệu, bộ phận của hàng hoá, dịch vụ này được cấu thành từ hàng hoá, dịch vụ kia); hoặc
– Giữa chúng có mối liên quan với nhau về chức năng (để hoàn thành chức năng của hàng hoá, dịch vụ này phải sử dụng hàng hoá, dịch vụ kia hoặc chúng thường được sử dụng cùng nhau); hoặc
– Giữa chúng có mối liên quan chặt chẽ với nhau về phương thức thực hiện (hàng hoá, dịch vụ này là kết quả của việc sử dụng, khai thác hàng hoá, dịch vụ kia…).
Ví dụ: Công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp an toàn về phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh và công ty chuyên mua bán, lắp đặt, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh bị coi là có hàng hóa và dịch vụ tương tự nhau
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Lawkey về nội dung Thế nào là hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau?. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.
Căn cứ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Pháp luật sở hữu trí tuệ đã quy định một số nội dung cụ thể liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đối tượng [...]
Điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có điểm gì giống và khác nhau? Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu [...]